Rộn ràng lễ cưới trong phim

22:11 29/08/2021

Ngày cưới – một ngày mà chúng ta đều từng mơ mộng về nó kể cả khi ta chưa biết như thế nào là tình yêu, một ngày mà ta khóc, cười trong hạnh phúc đứng bên cạnh một người xa lạ...

Share social

Ngày cưới – một ngày mà chúng ta đều từng mơ mộng về nó kể cả khi ta chưa biết như thế nào là tình yêu, một ngày mà ta khóc, cười trong hạnh phúc đứng bên cạnh một người xa lạ thân quen mà ta yêu nhất đời. Nhưng bạn biết không, đôi lúc ngày cưới lại không phải chỉ làa câu chuyện tình yêu của hai người. Một vài bộ phim nổi tiếng sau sẽ cho bạn thấy những câu chuyện có khi dung dị, hài hước, có khi chân thành, sâu lắng, nuối tiếc, ngậm ngùi trong các lễ cưới.

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

Làm lại từ bản gốc năm 1950, bộ phim Father of the bride (1991) với sự tham gia của diễn viên gạo cội Steve Martine vẫn tạo nên sự duyên dáng riêng trong cách kể chuyện của mình, các tình huống hài và sự sâu lắng trong cảm xúc. Một ngày nọ, ông bố George Banks trở về nhà thật sớm với nụ cười rạng rỡ trên môi để đón cô con gái – điều đẹp đẽ quý giá nhất của ông hôm nay đi học xa trở về. Ấy vậy mà trong bữa cơm ấm cúng, con bé lại đề cập đến hai từ mà ông ám ảnh nhất đời: “con rể” và khẳng định mình chuẩn bị cưới. Tình yêu thương quá to lớn của George bỗng chốc trở nên rất dễ trở nên mù quáng làm ông lo sợ hết thảy mọi thứ có thể làm tổn thương con bé, kể cả cậu con rể tương lai hiền lành, tài năng cũng có thể bị nghi ngờ là một tên tội phạm chuyên lừa đảo. Một chút hụt hẫng, lo lắng, cả một chút ghen tỵ, cáu bẳng rất mực trẻ con, đáng yêu tạo nên không khí ấm áp, hài hước cho cả bộ phim. Để rồi khi những lo lắng của một người bố lắng xuống, khi đêm trước ngày cô con gái bước chân vào lễ đường trôi qua chậm chạp như vô tận, khi đêm ấy có cha và con gái đứng trong sân bóng rổ như ngày còn bé, bỗng chốc trước mắt người xem hiện ra một thứ vô hình quý giá, to lớn, dài rộng và vô chừng: tình cha… 

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

Với My best friend’s wedding (1997) thì ngày cưới của một ai đó lại trở thành nỗi đau khổ muộn màng. Julianne Potter (Jullia Robert) đánh cược với cậu bạn thân nhất của mình rằng trong 10 năm nữa, nếu cả hai đều chưa tìm thấy bạn đời thực sự cho mình thì sẽ kết hôn với nhau. Rồi thời gian dần trôi, gần 10 năm sau, cậu bạn Michael gọi điện mời Julianne đến dự đám cưới của mình và cũng chính khoảnh khắc đó, Julianne biết rằng mình đã đánh mất một thứ gì đó, không hẳn là một cậu bạn thân, không phải chỉ là tri kỷ, mà một thứ quý giá, thiêng liêng như thể là tình yêu của đời mình. “Nếu bạn trút yêu một ai đó, hãy nói ra ngay, nói thành tiếng thật rõ ràng. Nếu không, cơ hội sẽ mãi mãi vuột mất…”.

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

Năm 2002, với thành công của bộ phim My big fat Greek wedding, nhà biên kịch kiêm nữ diễn viên chính phút chóc trở thành một ngôi sao với một đề cử Oscar danh giá cho hạng mục Kịch bản xuất sắc nhất. My big fat Greek wedding không có cốt truyện gì quá nổi bật, diễn viên cũng không thuộc loại hàng khủng nhưng bằng cách nào đó, nó giúp ta cảm nhận được rằng tình yêu có thể xóa nhòa những khác biệt về văn hóa như gia đình Hy Lạp của cô dâu Toula và chàng rể  người Mỹ, rằng tình yêu, hôn nhân và cả hạnh phúc luôn rộng cửa chào đón tất cả mọi người, dù họ có vẻ bề ngoài thường thường béo ú, công việc làng nhàn và người đầy mùi bánh mỳ như Toula.  

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

Là người phụ giúp tổ chức các tiệc cưới và làm luôn phụ dâu, Jane Nichols giúp đỡ các tiệc cưới bằng tất cả sự chân thành và năng nổ của mình, sẵn sàng chạy đi chạy lại giữa hai đám cưới cách nhau hàng dặm và mặc những bộ váy phù dâu ngốc nghếch nhất. Niềm hạnh phúc của cô chính là được nhìn thấy ánh mắt rưng rưng xúc động của chú rể khi nhìn thấy cô dâu mà cô giúp đỡ, lung linh xinh đẹp chầm chậm bước vào lễ đường và đến bên họ. 27 tiệc cưới được Jane giúp đỡ trôi qua, Jane không thể ngờ vào lễ cưới thứ 28, cô sẽ phải nhìn thấy người mình đơn phương yêu quý nắm tay cô dâu là em gái mình. Bất ngờ thay, Jane lại phát hiện em gái mình đang lừa dối người mà cô yêu. Cho và nhận, chân thành và lừa dối, những bí mật, những hy sinh, những yêu thương và quan tâm thầm lặng,… Phút cuối của lễ cưới, khi cô dâu dối trá bỏ đi, khi chú rể buồn bã thừa nhận rằng mình cũng yêu Jane từ lâu, Jane bỗng nhận ra rằng trái tim mình đã hướng về một người cứ ngỡ là rất chướng tai gai mắt nhưng đã luôn ở bên cô…

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

Mùa hè năm 2008, trong bối cảnh khó khăn, u ám của đợt khủng hoảng kinh tế đang đè nặng, bộ phim Mamma Mia vẫn đạt được doanh thu đáng mơ ước 600 triệu USD, cao gấp 12 lần chi phí sản xuất. Có lẽ, thông điệp tình yêu, tình cảm gia đình trong khung cảnh tràn ngập nắng vàng, biển xanh bên bờ Địa Trung Hải, bồng bềnh trong lời ca ngọt ngào, ý nghĩa của bộ phim đủ sức thuyết phục và lấy được cảm tình của khán giả. Trong lễ cưới sắp diễn ra của mình, cô dâu trẻ tràn đầy sức sống Sophie (Amanda Seyfried) khao khát được cha ruột dắt tay vào lễ đường và trao mình cho chàng trai cô sẽ lấy. Tuy vậy mà trong hai mươi năm qua mẹ Donna (Meryl Streep) lại chẳng hé môi về tung tích người cha thực sự của cô. Vậy là Sophie âm thầm gửi thư mời đến ba người tình cũ của mẹ đến lễ cưới của mình để được nhìn nhận cha, trong đó một người là doanh nhân tài ba, một người là nhà văn lãng mạn thích phiêu lưu và một nhân viên ngân hàng. Bên cạnh tình yêu nồng nhiệt của tuổi trẻ, tình bạn, tình yêu sâu thẳm, mặn nồng của những con người bước vào độ tuổi cũng không kém phần lãng mạn, ngọt ngào. Trong niềm bồi hồi gặp lại người cũ, những cảm xúc mới, rạo rực và đầy sức sống lại tuôn chảy trong những con người tưởng đã già cỗi, tưởng đã quá mệt mỏi để nghĩ đến tình yêu trong cuộc sống đời thường.

 

Rộn ràng lễ cưới trong phim

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan