Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

22:11 29/08/2021

Người đàm phán (Bridge of spies) là một bộ phim kể về điệp viên trong một năm đầy rẫy thể loại này từ Kingsman cho đến 007 (Spectre), nhưng đó lại là một câu chuyện mà điệp viên chỉ là phông nền để làm nổi bật lên những đặc tính nổi bật của con người thông qua hình tượng luật sư James B.Donovan.

Share social

Người đàm phán (Bridge of spies) là một bộ phim kể về điệp viên trong một năm đầy rẫy thể loại này từ Kingsman cho đến 007 (Spectre), nhưng đó lại là một câu chuyện mà điệp viên chỉ là phông nền để làm nổi bật lên những đặc tính nổi bật của con người thông qua hình tượng luật sư James B.Donovan.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

 

Hitler từng bảo lời nói dối nếu lặp lại một ngàn lần thì nó sẽ trở thành sự thật.

 

Triết lý phương Đông cũng có câu chuyện kể rằng có một bà mẹ ngồi trên hiên nhà, nghe một người hàng xóm đi ngang bảo: con bà nó đi ăn cướp kìa, nhưng cho tới người thứ năm đi ngang qua cũng nói điều đó thì bà lập tức đi tìm và lôi đầu đứa con về, đánh một trận sau đó mới biết rằng nó không hề cướp gì của ai cả.

 

Đó là sức mạnh đáng sợ của đám đông.

 

Nếu mọi người chung quanh bạn đều làm một việc xấu thì việc đó đột nhiên sẽ biến thành việc tốt một cách hợp lệ. Con người có xu hướng sống tụ tập lại với nhau, đề ra những luật lệ, tuân thủ để duy trì bầy đàn và sẵn sàng đàn áp những ý kiến dị biệt.

 

Nhưng không phải lúc nào đám đông cũng đúng.

 

Và đó là lúc chúng ta cần những con người dũng cảm như James B.Donovan.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

 

James chỉ là một luật sư bình thường chuyên lo các vụ kiện tụng liên quan đến bảo hiểm. James đã được nhận một công việc mà không luật sư nào muốn nhận, đã làm một việc mà không ai dám làm: bảo vệ cho kẻ thù của quốc gia.

 

Bridge of Spies lấy bối cảnh lúc Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ đang dần lên cao điểm, lúc mà hai bên tung ra mọi đòn có thể để triệt hệ đối phương và cũng nhằm để bảo vệ mình, trong đó có phương án điệp viên. Rudolf Abel – điệp viên nhiều năm của Liên Xô đã bị bắt giữ và được đưa ra xét xử với luật sư được chỉ định là James B.Donovan.

 

Trong thời Chiến tranh lạnh, với tầm ảnh hưởng khủng bố của bộ máy tuyên truyền hai bên, Abel lúc này không khác gì một con quái vật đối với người dân Mỹ bởi họ bị ám ảnh rằng Liên Xô sẽ ném bom hạt nhân vào Mỹ bất cứ lúc nào với thông tin mà những điệp viên như Abel mang về, vì vậy “Abel trở thành kẻ được ghét nhất nước Mỹ, sau đó là tôi” như lời James tự nhận xét.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

    

Liên đoàn luật sư giao cho James vụ này với cái cười đểu rằng: anh cứ làm những gì tốt đẹp cho quốc gia, hơn nữa chúng ta làm như thế chỉ để cho thế giới thấy chúng ta tôn trọng nhân quyền ngay cả với kẻ thù như thế nào, chứ thật ra ai cũng biết kết quả rồi. Một phiên tòa hình thức, một đám đông giận dữ, tất cả đều mù quáng muốn treo cổ Abel, chỉ có James là nhìn nhận khác. Ông tin rằng ai cũng có quyền được biện hộ:

 

Những nguyên tắc của chúng ta đã được khắc sâu vào lịch sử cũng như luật pháp quốc gia. Nếu thế giới tự do không trung thành với những quy tắc đạo đức của chính nó, người ta sẽ chẳng còn khát khao xây dựng bất cứ xã hội nào hết”.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

 

Với mọi người, Abel là một con quái vật cần phải giết bỏ. Với James, dù là quái vật cũng cần có những quyền nhất định của mình trước công lý. Và như thế, James trở thành kẻ đáng ghét thứ hai của nước Mỹ trong giai đoạn này. Và cái giá để trở thành kẻ đáng ghét của quốc gia không rẻ chút nào. Đó là hàng loạt ánh mắt dị nghị nhìn vào James mỗi sáng trên tàu điện ngầm như nhìn một gã tâm thần mất trí. Là những thắc mắc thậm chí la hét của hàng xóm dành cho gia đình James. Thậm chí có vài kẻ quá khích vác súng nã đạn vào cửa sổ nhà James đã cảnh cáo, tệ hại hơn, những viên cảnh sát lại quan sát hiện trường còn không quên chửi bới James vì đã bào chữa cho điệp viên của đất nước đã gây thiệt hại cho gia đình họ trong chiến tranh…

 

Bất chấp tất cả mọi thứ đó, kể cả sự sợ sệt của vợ con, James chỉ ngẩng cao đầu mà làm những điều ông cho là đúng đắn. Quyết tâm của James thể hiện rõ qua đoạn đối thoại giữa ông và điệp viên của CIA trong một buổi gặp mặt bất đắc dĩ.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

 

-Này, tôi hiểu về đặc quyền riêng tư giữa thân chủ và luật sư, tôi biết hết mấy trò mánh mung trong nghề luật kiểu đó, tôi biết đó là công việc làm ăn của ông, Nhưng tôi đang nói với ông về một việc khác: Sự an ninh của đất nước của chính ông. Và tôi xin lổi nếu cách tôi nói về nó làm ông cảm thấy bị xúc phạm, nhưng chúng tôi cần biết tên Abel nói gì với ông. Ông hiểu chứ?

 

Chúng tôi CẦN biết. Đừng rao giảng với tôi, chúng ta không có một cuốn luật lệ nào cho chuyện này!”
Luật sư Donovan: “Anh là đặc vụ Hoffman đúng không?“
Đặc vụ CIA: “Phải.“
Luật sư Donovan: “Anh người gốc Đức?“
Đặc vụ CIA: “Ừ. Thì sao?“
Luật sư Donovan: “Tên tôi là Donovan. Gốc Iceland. Cả hai họ, bên bố và bên mẹ. Tôi gốc Icelan. Anh gốc Đức. Vậy cái gì làm chúng ta đều là những người Mỹ?

 

Chỉ một thứ thôi: Pháp Luật. Chúng ta gọi nó là Hiến Pháp và chúng ta đồng ý nội dung của nó là luật lệ. Và điều đó làm chúng ta là người Mỹ. Nó là điều duy nhất làm chúng ta là người Mỹ. Thế nên đừng nói với tôi không có cuốn luật lệ nào!

 

Đó là chân lý đơn giản của James, một luật sư yêu và tuân thủ quy tắc của nghề mình, một con người yêu chính nghĩa.

 

Không có luật lệ thì không có gì tồn tại, vì vậy, không có luật lệ nào là hình thức và cũng có ngoại lệ nào cho bất kì ai, dù là người có công hay tội phạm quốc gia, vì nếu không tính công bằng thiêng liêng thì pháp luật sẽ không được duy trì. James đã làm tất cả để bảo vệ cho thân chủ của mình trước sức ép kinh khủng của cả nước Mỹ, và ông quyết định dùng cách thỏa thuận.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

 

“Trong tương lai có thể lường trước, việc một công dân Mỹ với cấp bậc tương tự bị Liên Xô hoặc đồng minh của họ bắt giữ là điều rất dễ xảy ra. Lúc đó, một cuộc trao đổi tù nhân qua các kênh ngoại giao có thể được coi là lợi ích quốc gia đối với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”

 

James bảo vệ công lý bằng cách mang đến một lợi ích cho nước Mỹ. Khi công lý bị phớt lờ thì lợi ích vẫn sẽ được chú ý. Các nhà cầm quyền bị thuyết phục và chỉ tống giam Abel thay vì tử hình ông như ban đầu và may mắn thay, sau đó ít lâu, chiếc máy bay do thám của Mỹ U-2 bị bắn rơi trên bầu trời Liên Xô, lợi ích mà James đề cập đã xuất hiện. Hai đối thủ bí mật thỏa thuận đổi người cho nhau nhưng chính phủ không thể ra mặt và James bất đắc dĩ trở thành cầu nối giữa hai bên.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

 

Trong cuộc thương thuyết mạo hiểm trong bí mật ấy, James không chỉ đàm phán để trao đổi giữa Abel lấy chàng phi công Powers mà ông còn đắn đo, suy nghĩ, tính táo sao cho cùng lúc có thể mang về cả chàng sinh viên Mỹ tội nghiệp Frederic L. Pryor  bị bắt giữ vì nghi ngờ gián điệp. James không chỉ thỏa thuận giữa hai bên Mỹ và Liên Xô mà ông còn phải đối mặt với nhà nước non trẻ Đông Đức mới thành lập – kẻ nắm giữ sinh viên Frederic trong tay – với hy vọng được một sự công nhận chính danh của Mỹ trên bản đồ thế giới.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

 

Trong vòng xoáy của toan tính lợi ích giữa ba bên, giữa những mục đích không liên quan đến nhau, James cân bằng được tất cả. Sự tháo vát của ông trong việc thỏa thuận đã đem đến một cuộc trao đổi có một không hai trong lịch sử khi một Abel đổi lấy cả phi công Powers và cả chàng sinh viên Frederic. Trong cái vòng xoáy lẩn quẩn giữa lợi ích quốc gia và tập thể đó, giữa những âm mưu thủ đoạn trong thời chiến, chính nghĩa mà James tôn thờ vẫn tỏa sáng. Nước Mỹ chỉ cần đổi ngang Abel và Powers, nhưng với James, chỉ cần một người Mỹ cần giúp đỡ thì ông sẵn sàng làm mọi thứ có thể và ông đã thành công. Powers trở về và tiếp tục trở thành một quân nhân xuất sắc, còn Frederic trở thành nhà kinh tế học xuất sắc của thế giới như những quả ngọt dành tặng cho tấm lòng tận tụy của James.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

 

Bridge of Spies là một phim điệp viên nhưng không có tiếng súng, ít những pha hành động nhưng sự kịch tích trong đấu tranh về nội tâm, về đấu trí thì hấp dẫn và căng thẳng. Nhưng trên hết tất cả vẫn là những giá trị thiêng liêng mà loài người hướng tới: công bằng, bác ái, tự do. Ở đó có một anh luật sư người Mỹ cố gắng cứu vớt quyền lợi ít ỏi của một điệp viên Liên Xô trước sự mắng chửi, sỉ nhục, dọa nạt của toàn thể cộng đồng quanh anh. Ở đó có một điệp viên già dù cách quê hương chỉ một đoạn đường trên cầu vẫn kiên quyết ở lại để trả ơn cứu mạng của luật sư người Mỹ. Ở đâu đó, giữa sự nghiệt ngã của chiến tranh, những mưu cầu lợi ích, vẫn có tình người, chí hướng và khát vọng về lẽ phải. Sẽ có những lúc con người để tồn tại sẵn sàng chà đạp những giá trị thiêng liêng để hùa theo số đông, bất chấp tất cả những điều xằng bậy để không lạc loài giữa đám đông điên cuồng, thì… những lúc đó luôn cần những người như James B.Donovan, những người dũng cảm dám “sống ngay thẳng” mà đấu tranh cho lẽ phải, cho công bằng, cho tiến bộ xã hội.

 

Bridge of spies - Thế giới luôn cần những người như James

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan