Cách xử lý rắc rối của người thông minh

22:11 29/08/2021

Trong công việc, không thể tránh khỏi những rắc rối xảy đến với bất kỳ ai. Rắc rối ấy đôi khi đến từ khối lượng công việc, đôi lúc nó đến từ chính những đồng nghiệp, hay đơn giản chỉ là bộ trang phục mà bạn đang mang. Những lúc như vậy, giải quyết rắc rối một cách êm đẹp là điều mà không phải ai cũng có thể làm được.

Share social

Trong công việc, không thể tránh khỏi những rắc rối xảy đến với bất kỳ ai. Rắc rối ấy đôi khi đến từ khối lượng công việc, đôi lúc nó đến từ chính những đồng nghiệp, hay đơn giản chỉ là bộ trang phục mà bạn đang mang. Những lúc như vậy, giải quyết rắc rối một cách êm đẹp là điều mà không phải ai cũng có thể làm được. 

 

Cách xử lý rắc rối của người thông minh

 

Rắc rối sinh ra stress

 

Điều này là hẳn nhiên rồi. Nếu mọi thứ đều trôi chảy thì không có cơ hội cho stress trỗi dậy. Và ngược lại, một vài rắc rối nhỏ cũng khiến guồng quay gặp trục trặc. Khi ấy, não bộ của bạn sẽ phải dành không ít “công lực” để mà xử lý nó.

 

Cách xử lý rắc rối của người thông minh

 

Xử lý tốt tình huống không chỉ cần kỹ năng, mà phải dùng tới một chút thủ đoạn

 

Từ lâu, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự căng thẳng có tác động tiêu cực lâu dài đến não bộ. Ngay cả việc chịu stress trong vài ngày cũng đủ làm giảm hiệu quả hoạt động của các tế bào thần kinh.

 

Rắc rối trong công việc thì còn dễ giải quyết, còn với rắc rối do đồng nghiệp xấu tính gây ra thì giải quyết hậu quả mà nó để lại không thể một sớm một chiều và chắc chắn cần có kỹ năng chuyên biệt.

 

Cách xử lý rắc rối của người thông minh

 

Chúng ta đôi khi tốn quá nhiều sức để giải quyết những vấn đề ngoài công việc

 

Để làm việc hiệu quả với kiểu người xấu tính, bạn cần có cách tiếp cận riêng để kiểm soát những điều có thể làm và không thể làm. Điều quan trọng cần nhớ là bạn có thể kiểm soát được nhiều thứ hơn những gì bạn nghĩ.

 

Để tránh rắc rối

 

Những người tiêu cực, hay phàn nàn thường mang đến tin xấu vì họ luôn đắm chìm trong rắc rối của chính mình và thất bại trong việc tập trung vào giải pháp. Họ muốn mọi người cùng tham gia "bữa tiệc" tiếc nuối để bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.

 

Và vì không muốn tỏ ra thô lỗ hay tàn nhẫn với những người thích phàn nàn, chúng ta ngồi im lắng nghe họ dù biết làm vậy sẽ khiến bản thân căng thẳng. Đó là cách sai lầm. Bạn có thể tránh được tình trạng này bằng việc tự đặt ra giới hạn và tạo khoảng cách với họ khi cần thiết. Trực tiếp hỏi thẳng người kia về cách mà họ định giải quyết vấn đề. Thông thường, những người này sẽ yên lặng nhìn xuống hoặc tảng lờ, chuyển cuộc trò chuyện theo hướng tích cực hơn.

 

Cách xử lý rắc rối của người thông minh

 

Làm tốt công việc, vừa chan hòa với mọi người… không phải ai cũng làm được

 

Ranh giới là thứ mà hầu hết mọi người thường đánh giá thấp. Họ cảm thấy giống như vì phải làm việc hay sống cùng với ai đó nên không tài nào kiểm soát được rắc rối xảy đến. Điều này không đúng. Một khi bạn biết cách không để cảm xúc chen vào mối quan hệ, bạn sẽ nhận ra cách cư xử của một người trở nên dễ đoán và dễ hiểu hơn.

 

Cách xử lý rắc rối của người thông minh

 

Cần vạch ra ranh giới cho các mối quan hệ phức tạp, để bạn không lún sâu vào nó

 

Việc tự đặt ranh giới trang bị cho bạn cách nghĩ hợp lý về những thứ nên và không nên khi ở cùng những người khác, đặc biệt với những người bạn cần dè chừng. Ví dụ, ngay cả khi bạn buộc phải hợp tác chặt chẽ với một thành viên trong dự án thì điều đó không có nghĩa cả hai phải trở nên thân thiết với nhau về mọi mặt.

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan