Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

22:11 29/08/2021

Tuổi trẻ có vẻ như rất hay dễ dãi và dung túng cho chúng ta. Nó dung túng cho mọi mơ mộng dù sáo rỗng hay hoang đường, dung túng cho mọi ý tưởng điên rồ, liều lĩnh và dung túng cho những niềm đam mê mà đôi lúc ta thấy yêu nó hơn bản thân mình.

Share social

“Hãy chọn làm công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ chẳng phải làm việc bất kì ngày nào!”

 

Tuổi trẻ có vẻ như rất hay dễ dãi và dung túng cho chúng ta. Nó dung túng cho mọi mơ mộng dù sáo rỗng hay hoang đường, dung túng cho mọi ý tưởng điên rồ, liều lĩnh và dung túng cho những niềm đam mê mà đôi lúc ta thấy yêu nó hơn bản thân mình. Nếu bạn trẻ, bạn sẽ tin vào câu nói trên, tin mình sẽ làm một công việc mà dù có miệt mài vì nó 24/7 thì trái tim vẫn rộn rã niềm vui.

 

Tuy nhiên, sự chững chạc, không phải tuổi già,  nói cho bạn một lý thuyết khác: cũng sẽ có lúc công việc yêu thích nhất đời đẩy bạn xuống địa ngục, làm hụt hẫng, tuyệt vọng. Đó là thực tế, nhưng bạn biết sao không, đầu bếp Carl trong bộ phim này nói rằng: dù có bị chà đạp, bạn vẫn cứ hãy tử tế với nghề, niềm vui sẽ nhẹ nhàng đến, hồn nhiên và rất trong trẻo.

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Người ta nói rằng người đàn ông quyến rũ nhất là khi họ đang làm việc. Bộ phim này mở đầu với hình ảnh bếp trưởng Carl đang nấu nướng một mình trong bếp vào một buổi sáng tinh mơ, có quyến rũ không thì có lẽ tùy người, nhưng hiện hữu rõ nhất là một bầu không khí rộn ràng niềm vui, phơi phới hứng khởi.

 

Trong nền nhạc sôi động, những thao tác chế biến món ăn của Carl được đặc tả bằng những góc quay chi tiết được chắp nối liên tiếp, không quá nhanh mà gọn ghẽ, tạo nên nhịp điệu sôi động. Từng thao tác thái, cắt, băm, xào, nấu,…, những sắc màu xanh, đỏ, vàng, tía của thực phẩm tươi ngon,… Carl béo ú thì xoay đi xoay lại trong căn bếp chật chội xoong chảo. Nhưng hãy nhìn vào sự tập trung, tỉ mẩn trong từng động tác của anh ấy và gương mặt không giấu nổi sự thỏa mãn, bạn sẽ thấy cái dáng béo béo ấy dường như vừa khít, hoàn hảo trong căn bếp này, dường như anh ấy đang biểu diễn và hoan hỉ tận hưởng. Hãy chắc rằng bạn ăn đủ no khi xem bộ phim này, bởi đạo diễn đã sắp đặt một “âm mưu” chơi khăm bạn bằng cách thêm mùi, thêm vị vào hình ảnh.

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Nhưng cuộc đời đôi khi lại vô tâm, run rủi cho nghề nghiệp mà người ta hằng say mê đấm thẳng vào mặt ta một cú đau điếng. Những khao khát được sáng tạo những món ăn mới của Carl bị kìm hãm khi nó mâu thuẫn với tiêu chí an toàn của chủ nhà hàng bởi ông ta không muốn liều lĩnh bỏ đi những món mà thực khách vốn đã yêu thích rồi. Nấu nướng là một nghệ thuật và người đầu bếp – một nghệ sĩ thì chẳng phải là một người lính để nghe kẻ khác sai khiến, ra lệnh cho mình. Đạo diễn Jon Favreau đã rất khéo léo khi đẩy mâu thuẫn gia tăng bằng một tình tiết rất hiện đại: mạng xã hội. Có ai ngờ một sự nghiệp được dày công vun đắp từ những đam mê, hy sinh, đánh mất cả gia đình với cậu con trai nhỏ lại bị đánh sập chỉ vì một bài phê bình trên twitter. Kết quả là Carl mất việc và bằng một chuỗi những diễn biến nho nhỏ khác, Carl quyết định đi rong ruổi cùng con trai và phụ tá trung thành của mình trên chiếc Chevy bán bánh mì kẹp – điểm khởi đầu cho sự nghiệp của anh.

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

-Ồ không… cháy rồi.
-Thì có sao đâu ạ? Dù gì thì họ cũng có mất tiền đâu!
-Khoan đã. Con không thích làm việc này a?
-Không ạ, con thích lắm.
-Bố cũng rất thích. Mọi thứ tốt đẹp bố có đều bắt nguồn từ công việc này. Bố không hoàn hảo, bố không phải là một người chồng tốt và rất tiếc bố cũng không phải là một người bố tốt. Nhưng nghề bếp thì bố làm rất giỏi và bố yêu nó.

 

Thật thú vị khi hình ảnh của bếp trưởng Carl trong phim, ở một vài khía cạnh, lại là hình ảnh phản chiếu của chính đạo diễn Jon Favreau, đồng thời là biên kịch, diễn viên đóng vai Carl. Nhìn vào bộ phim độc lập khiêm nhường và dễ thương này, khó có thể tin nó lại là anh em cùng ra đời từ bàn tay của Jon với những bộ phim bom tấn thành công khắp thế giới như Iron Man, The Avengers, Cowboy & Alien,… Nhưng vốn dĩ những thành công đó được xây dự từ những công thức có sẵn, những chiêu bài truyền thông, những yếu tố đáp ứng thị hiếu của khán giả. Bộ phim mộc mạc, tự do này với Jon cũng giống như sự trở lại của Carl với chiếc bánh mì kẹp. Một chiếc bánh mì giản đơn nhưng được chăm chút một cách tử tế trong từng lát bánh, từng miếng thịt, từng lá rau tươi, tử tế trong cả nụ cười khi Carl đưa bánh mì cho thực khách. Nó đổi lại không chỉ vài đồng mà là một niềm hân hoan khó tả khi từng hàng người xếp hàng chờ mua, khi nhìn thấy người khác thỏa mãn với sản phẩm của ta, khi ta “làm được việc gì lay động được trái tim của nhiều người khác.” 

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Chef tràn đầy những hương vị sáng tạo từ cái cốt dung dị, bình dân. Đó là cách mà Jon Favreau muốn nói với mọi người rằng niềm hứng khởi với nghề nghiệp quý giá lắm và cũng tuyệt vời lắm. Dù cho chúng ta đã qua những thất bại ê chề nào hay những thành công rực rỡ nào, nếu chúng ta không yêu quý và tử tế, đàng hoàng, trách nhiệm với nhề nghiệp của mình bằng một thứ tình yêu chân phương, say đắm như thuở ban đầu ta lựa chọn nó, thì thật đáng buồn, đó lại là một điều không tử tế cho chính ta.

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

Song song với câu chuyện tìm lại niềm vui với công việc của Carl là câu chuyện hàn gắn gia đình, hàn gắn, thấu hiểu và cả học hỏi để trở thành một người đàn ông xứng đáng với gia đình. Ở tuổi nào cũng vậy, dù cho bao nhiêu vết sẹo mà cuộc đời ban cho ta, chúng ta vẫn có thể học được cách sống cho tử tế và hạnh phúc.

 

Chef (2014) - Một bộ phim ngon lành và tử tế

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan