Chuyện đi hay ở khi công ty muốn giữ chân bạn

22:11 29/08/2021

Khi không hài lòng về mức lương hay môi trường làm việc, thì chuyện ra đi là điều đương nhiên. Tuy nhiên, khi bạn muốn “dứt áo” ra đi để tìm bến đỗ mới thì công ty cũ lại có ý muốn giữ lại. Trong tính huống này, chuyện đi hay ở lại cần phải được suy sét thật kỹ lưỡng.

Share social

Chuyện đi hay ở khi công ty muốn giữ chân bạn

 

 

 

Khi không hài lòng về mức lương hay môi trường làm việc, thì chuyện ra đi là điều đương nhiên. Tuy nhiên, khi bạn muốn “dứt áo” ra đi để tìm bến đỗ mới thì công ty cũ lại có ý muốn giữ lại. Trong tính huống này, chuyện đi hay ở lại cần phải được suy sét thật kỹ lưỡng. 

 

Chuyện đi hay ở khi công ty muốn giữ chân bạn

 

Nếu bạn nằm trong trường hợp này, có lẽ bạn nên chú ý đến một vài lưu ý mà tôi nêu ra dưới đây

 

Lương cao hơn chưa chắc đã đủ

 

Nếu bạn muốn nghỉ việc ở công ty cũ đơn thuần chỉ vì bạn cảm thấy mức lương của mình quá thấp và không tương xứng với năng lực cũng như đóng góp của mình cho công ty, thì lựa chọn “nhảy việc”, lựa chọn cho mình một bến đỗ mới với mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn là điều dễ hiệu và hợp lý. 

 

Chuyện đi hay ở khi công ty muốn giữ chân bạn

 

Nhảy việc… tăng lương vòng xoay không bao giờ dừng

 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đáng lưu ý khác nhất là khi các yêu cầu của bạn trước vẫn chưa được giải quyết triệt để, thì dù đãi ngộ tốt hơn, mối quan hệ giữa nhân viên và công ty vẫn sẽ “dậm chân tại chỗ”. Hơn nữa, khi bạn nhận lời quay về công ty với mức lương cao hơn, việc bạn gắn bó với công ty sẽ được nhìn nhận là đơn thuần dựa trên tiền bạc. Và vì thế có thể bạn sẽ ít được tin tưởng hơn trong tương lai. 

 

Chuyện đi hay ở khi công ty muốn giữ chân bạn

 

Có thể bạn ít được tin tưởng và sẽ bị cô lập nếu quyết định ở lại “bến cũ”

 

Mặt khác, nếu thông tin về chế độ đãi ngộ mới của bạn bị tiết lộ, mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Không ít người sẽ so bì mức lương thưởng mới của bạn, bàn ra tán vào “chiêu thức làm giá” của bạn, cũng như hoài nghi năng lực của bạn liệu có xứng đáng.

 

Tìm “bến đỗ” mới khi hông hài lòng về môi trường làm việc

 

Trong trường hợp bạn đã quá ngán ngẩm với môi trường làm việc tại công ty cũ và cảm thấy mình khó có thể phát triển được tại đây, thì lời khuyên của tôi dành cho bạn chính là: hãy mạnh dạn tìm cho mình một bến đỗ mới thích hợp hơn. Dù cho lương của bạn khi ở lại có cao, chế độ đãi ngộ cũng tốt hơn, tuy nhiên nến bạn không cảm thấy hạnh phúc và thoải mái trong môi trường làm việc như vậy thì mọi chuyện sẽ dễ dàng đi vào ngỏ cụt. 

 

Chuyện đi hay ở khi công ty muốn giữ chân bạn

 

Đừng để công việc của bạn đi vào ngỏ cụt chỉ vì môi trường làm việc

 

Công sở, văn phòng không phải là nhà, nhưng bạn cũng ở trong đó 8 đến 10 tiếng mỗi ngày, vì thế có thể coi đó như ngôi nhà thứ 2 của mình. Việc bạn không thấy hạnh phúc trong ngôi nhà thứ 2 đó sẽ dẫn đến nhiều hệ quả đáng buồn: đó là stress, thiếu động lực làm việc, hay kình cãi, mâu thuẫn với đồng nghiệp. Về lâu dài, những hệ quả này sẽ tác động xấu đến sức khỏe là tâm lý của bạn. 

 

Chuyện đi hay ở khi công ty muốn giữ chân bạn

 

Nếu đã cảm thấy không hạnh phúc, hãy mạnh dạn đưa ra quyết định cho mình

 

Thẳng thắn bảy tỏ với sếp trước khi “nhảy bến”

 

Thay vì phải vội vã rời bỏ công việc khi không cảm thấy hài lòng để rồi chấp nhận quay về khi được đãi ngộ tốt hơn, bạn nên tiếp cận cấp trên và bày tỏ suy nghĩ về công việc, đề nghị những thay đổi cần thiết về trách nhiệm công việc, phúc lợi, thăng tiến, tăng lương… 

 

Chuyện đi hay ở khi công ty muốn giữ chân bạn

 

Nói chuyện với sếp trước khi nhảy việc sẽ cho bạn nhiều cơ hội lựa chọn hơn

 

Cách này sẽ hiệu quả hơn là nhanh chóng tìm bến đỗ mới với hy vọng cải thiện những yếu tố này trong môi trường làm việc tốt hơn. Nhiều người không bao giờ dám đặt vấn đề với cấp trên vì cho rằng điều này là vô ích. Nhưng nếu bạn làm tốt công việc và thái độ ứng xử tốt, bạn sẽ thành công.

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan