Đặc sản xứ Nẫu

22:11 29/08/2021

Nếu có cơ hội được giới thiệu về Bình Định quê tôi thì những món ăn đậm chất “xứ Nẫu” với 4 vị chua-cay-mặn-ngọt là điều mà tôi sẽ nhắc đến đầu tiên.

Share social

Nếu có cơ hội được giới thiệu về Bình Định quê tôi thì những món ăn đậm chất “xứ Nẫu” với 4 vị chua-cay-mặn-ngọt là điều mà tôi sẽ nhắc đến đầu tiên...

 

1- Bánh ít ngọt thơm

 

“Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”

 

Giống với tên gọi “bánh ít”: loại bánh này chỉ có tí xíu, được làm từ nguyên liệu chính là bột nếp ,đường, lá gai, nhân thường là đậu xanh, bánh được gói bởi lá chuối xanh…..Tuy chỉ có bé tí nhưng để làm ra nó kỳ thực không dễ dàng. Để có được chiếc bánh ngon đậm hương vị quê hương Bình Định thì phải trải qua những bước làm công phu. Đầu tiên chúng ta phải chọn được loại lá gai ngon (lá mướt), tiếp đến đem đi luộc chín rồi để ráo nước sau đó đem quết. Chọn nếp thơm để chuẩn bị phần bột nếp. Nhân bánh thì dung đậu xanh  nấu chin với đường. Lá chuối cắt khoanh tròn, hơ lửa mềm, thoa dầu phộng rồi gói bánh thành hình tháp sau đó đem đi hấp (có thể hấp bánh rồi mới gói lá để giữ màu xanh của chiếc bánh trông đẹp mắt hơn). Như thế là ta đã hoàn thành xong món bánh ít lá gai “Xứ Nẫu”

 

Đặc sản xứ Nẫu

 

2-Chua nem Chợ Huyện

 

"Ai về Vĩnh Thạnh quê em,
ăn nem Chợ Huyện, đêm xem hát tuồng".

 

Nem Chợ Huyện với hương vị rất riêng nổi tiếng từ xưa đến nay. Nem Chợ Huyện đặc biệt khác với nem  của các vùng miền khác bởi khâu chọn thịt rất kỹ ( chọn thịt của heo cỏ lấy lúc còn nóng) và được gói bằng lá ổi chứ không phải là lá vông như các vùng miền khác. Cách làm: Thịt được cắt theo chiều ngang chừng 3cm rồi thái nhỏ, để ráo nước, sau đó cho vào cối đá để quết (giã) liên tục, cỡ chừng 20-30 phút. Trong lúc quết, thêm đường và muối theo một tỷ lệ chính xác. Khi thịt đã chín, nhuyễn, người ta cho thêm tiêu hạt và da heo đã xắt nhỏ. Nem được gói bằng lá ổi có bọc lá chuối bên ngoài sau đó để khoảng 3 ngày thì có thể dùng được.

 

Đặc sản xứ Nẫu

 

3-Cay nồng rượu Bầu Đá

 

Đã nhắc đến nem Chợ Huyện thì không thể bỏ qua việc nhâm nhi ly rượu Bầu Đá đậm đà chất võ Tây Sơn. Rượu Bầu Đá có mùi thơm phản phất của rượu gạo, đặc biệt nguồn nước để nấu rượu lấy từ nguồn nước ngầm rỉ ra từ khe nước  tại làng Bầu Đá, xóm Tân Long, thôn Cù Lâm Bắc, xã Nhơn Lộc, An Nhơn, Bình Định.

 

Đặc sản xứ Nẫu

 

4-Hương vị đậm đà bánh hỏi thịt luộc

 

Bánh hỏi Diêu Trì trắng muốt ăn kèm thịt luộc,bánh tráng,các loại rau thơm,nước mắm tạo nên món ăn đủ vị chua-cay-ngọt-béo-thơm. Bánh hỏi được làm bằng bột gạo ( loại gạo tẻ ngon hoặc gạo thơm). Gạo được đãi kỹ và sau đó được ngâm bằng nước sạch qua một đêm. Lượng nước phải phù hợp với lượng gạo đem ngâm thì bột xay mới mịn và trắng. Sau công đoạn này, bột sẽ được nhồi và cho vào khuôn bánh hỏi để ép. Cuối cùng là công đoạn hấp cách thủy bánh khoảng 3 phút trong nồi hấp. Bánh chín được vớt ra để nguội, dùng dầu phộng thoa lên mặt bánh để bánh không bị khô hay dính vào nhau. Khi ăn, bánh hỏi mới được phết một lớp lá hành hoặc lá hẹ xanh thái nhỏ kèm với hành khô lên trên tùy theo sở thích của từng người. Ở Bình Định quê tôi thì bánh hỏi thường được ăn kèm với cháo.

 

Đặc sản xứ Nẫu

 

Nếu có cơ hội ghé thăm Bình Định thì nhớ thưởng thức những món ăn đậm chất “quê” này các bạn nhé!!!!!!!!!! 

 

 

Bài được viết bởi Thành viên Nguyễn Thị Diễm

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan