Khi công việc khiến bạn muốn…tắc thở!

22:11 29/08/2021

Đó là cái cảm giác ngộp thở khi hàng chục email yêu cầu đến cùng một lúc và kèm theo nội dung XỬ LÝ GẤP, là khi tất cả các hạng mục công việc sát deadline nhưng vẫn còn đang bị “ngâm” theo kiểu dây chuyền,...

Share social

Đó là cái cảm giác ngộp thở khi hàng chục email yêu cầu đến cùng một lúc và kèm theo nội dung XỬ LÝ GẤP, là khi tất cả các hạng mục công việc sát deadline nhưng vẫn còn đang bị “ngâm” theo kiểu dây chuyền, là khi đầu óc của bạn căng như dây đàn vì chẳng biết phải xử lý cái nào trước – cái nào sau bởi chúng là một mớ lẫn lộn và hỗn độn với bao mối liên quan. Thực sự là một cảm giác vô cùng khó chịu!

 

Áp lực công việc là chuyện thường xuyên với mỗi nhân viên công sở, đa phần chúng ta đều có những biện pháp để cân bằng ở mức tương đối. Nhưng bài viết muốn đề cập đến trường hợp áp lực dồn dập đến mức nghẹt thở, bạn cảm thấy bế tắc và hỗn loạn, lúc này các phương pháp cân bằng cuộc sống mà  bạn thường dùng không thể giải quyết được, phải làm cách nào?

 

Khi công việc khiến bạn muốn…tắc thở!

 

Nếu bạn từng rơi vào trạng thái muốn tắc thở vì công việc, hãy tham khảo nội dung bên dưới nhé.

 

Hít sâu, thở mạnh, thư giãn…những biện pháp xử lý tạm thời sẽ chẳng thể giúp bạn giải quyết được hết mớ công việc, nhưng ít ra, nó có thể giúp bạn dễ chịu hơn.

 

Tôi biết bạn chẳng có tâm trí nào cho mấy cái vịêc hít với thở khi mọi thứ đều đang quay cuồng đến chóng mặt, nhưng bạn hãy cố gắng thử với các phương pháp này để bình tâm hơn chút ít, giảm căng thẳng hơn chút ít, khi bạn cảm thấy tinh thần mình nhẹ nhàng, thì mọi thứ sẽ được xử lý đơn giản và nhẹ nhàng hơn.

 

Đừng đòi hỏi 100% hoàn hảo, hãy phân loại công việc cực kỳ quan trọng – quan trọng – và tương đối quan trọng

 

Dù bạn là người thích sự hoàn hảo hay không, bạn cũng nên lập cho mình một quy tắc khi phân loại và xử lý công việc thông minh và khoa học nhất. Chúng ta không thể dồn sức ngang nhau cho mọi công việc, phải biết cái nào quan trọng hơn và ít quan trọng hơn để ưu tiên xử lý trước, đối với các công việc trong cùng 1 hệ thống dây chuyền phải xử lý, hãy tìm điểm mấu chốt để giải quyết trước, tư duy tổng quát thay vì tỉ mẫn xử lý tất cả các việc nhỏ lặt vặt. Chỉ cần hoàn thành việc quan trọng nhất, bạn đã tìm thấy chìa khóa để mở cánh cửa tiếp theo.

 

Khi công việc khiến bạn muốn…tắc thở!

 

Ưu tiên cho những việc quan trọng, mấu chốt nhất, sau đó hãy xử lý các việc khác theo dây chuyền.

 

Nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp nếu cảm thấy khó có thể hòan thành

 

Việc nhờ vả khiến chúng ta: bạn và đồng nghiệp cảm thấy không thỏai mái, nhất là khi ai cũng đang gánh một khối lượng việc lớn, nhưng trong tình thế vượt quá khả năng, bạn cần lắm một chiếc phao cứu trợ. Tất nhiên, để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ đồng nghiệp, bạn hãy thể hiện sự thiện chí của mình khi ai đó nhờ vả mình.

 

Khi công việc khiến bạn muốn…tắc thở!

 

Nếu quá áp lực, tím kiếm sự trợ giúp từ đồng nghiệp là phương án khả dụng

 

Luôn vạch ra lộ trình cho công việc thay vì cắm mặt xử lý ngay từ đầu.

 

Thói quen thường thấy của chúng ta là làm tới đâu hay tới đó, biết điểm đầu tiên cần làm gì và cứ vậy bắt tay thực hiện, điều này hòan toàn sai lầm với những ai xử lý nhiều việc trong cùng một lúc, bạn sẽ chẳng thể lường được khối lượng công việc phát sinh sẽ mất thời gian bao lâu, hoặc nó có thể ảnh hưởng đến những việc khác như thế nào, do vậy, điều tốt nhất là trước khi bắt tay thực hiện, bạn cần chia chúng ra từng những giai đoạn nhỏ, ước lượng thời gian để không bị “lún sâu” vào bất kỳ giai đoạn nào.

 

Khi công việc khiến bạn muốn…tắc thở!

 

Lên chi tiết lộ trình và ước lượng thời gian thực hiện từng giai đoạn để không bị dí deadline

 

Điều cuối cùng, để không bị deadline khiến bạn muốn nổ tung đầu, hãy lên kế hoạch dài hạn cho những gì bạn thực hiện.

 

Hãy bắt đầu từ mục tiêu cuối cùng cần nhắm đến để vạch ra kế hoạch thực hiện chúng. Kế hoạch càng chi tiết, bạn càng dễ dàng thực hiện, lộ trình rõ ràng, một năm bạn phải đạt những chỉ tiêu gì, từ đó mỗi tháng bạn phải làm gì, mỗi tuần, mỗi dự án bạn phải chuẩn bị như thế nào và tiến hành ra sao,…Khi có một lộ trình rõ ràng, bạn có thể bám theo công việc mà không lo bị chậm tiến độ, vì deadline của chúng là những phân đoạn rất nhỏ trong hành trình công việc của bạn. Điều quan trọng nữa, là bạn hoàn toàn có quyền từ chối các công việc phát sinh từ cấp trên vì nó không nằm trong kế hoạch, số lượng công việc của bạn là quá đủ và không thể nhận thêm bất kỳ việc nào khác.

 

Khi công việc khiến bạn muốn…tắc thở!

 

Từ mục tiêu cuối cùng, hãy xây dựng một kế hoạch và tiến trình công việc thật chi tiết để thực hiện.

 

Khi công việc khiến bạn muốn…tắc thở!

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan