Món đắng mát lòng

22:11 29/08/2021

Trong ẩm thực dân gian Việt, có nhiều món sinh ghiền cho nhiều người lại không có vị ngọt ngào dễ nuốt mà đắng đót đến thấu tim. Ấy vậy mà, những món ấy lại mát lòng mát dạ đến lạ thường, một phần cũng do vị thuốc có trong ấy, một phần cũng do người ăn cảm nhận được cái “hậu ngọt” đằng sau vị đắng khó nhằn...

Share social

 

MÓN ĐẮNG MÁT LÒNG

 


 

Trong ẩm thực dân gian Việt, có nhiều món sinh ghiền cho nhiều người lại không có vị ngọt ngào dễ nuốt mà đắng đót đến thấu tim. Ấy vậy mà, những món ấy lại mát lòng mát dạ đến lạ thường, một phần cũng do vị thuốc có trong ấy, một phần cũng do người ăn cảm nhận được cái “hậu ngọt” đằng sau vị đắng khó nhằn. Yes24 sẽ cùng bạn “điểm mặt gọi tên” một vài trong số ấy.

 

Rau đắng đất

 

Cái tên đã thể hiện đúng… bản chất của loại rau rất Nam Bộ này. Nó sẵn sàng đi vào nỗi nhớ của những người con, nỗi trằn trọc băn khoăn của những người mẹ và cả sự khoắc khoải trong những câu ca.
Tuy đắng tàn đắng bạo nhưng rau đắng đất chưa bao giờ bị người nhà quê ruồng bỏ, thậm chí dân thành thị cũng phải săn lùng. Rau đắng nấu canh với các loại cá, nhúng lẩu hoặc chấm mắm kho là những món ăn tuyệt hảo của bà con miệt đồng. Rau đắng còn có thể nấu với thịt heo bầm nhuyễn, với tép, với tôm… Trong món ăn là thế, còn trong y học, rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, bổ thận, giúp ăn ngon và giảm đau khi đắp lên nơi tê thấp, rắn cắn.

 

Món đắng mát lòng

 

Khổ qua

 

Món này thì đã quá quen thuộc rồi. Trong những món thuộc dòng họ đắng thì thứ này có vẻ như dễ chịu nhất. Người ta có thể sử dụng nó cho tất tần tật món, “đặc sản” nhất là khổ qua hầm. Hay hơn nữa thì có món khổ qua sống ngâm đá ăn kèm chà bông. Món này thì phải dân biết ăn mới thấy ngon mà kì lạ là ăn càng sống, khổ qua càng ít đắng và lại rất mát. Nhưng với người sành ăn, thì khổ qua đèo mới là món ngon. Đó là những trái non èo uột được hái sớm, ngon nhất là để nguyên và kho chung với thịt. Ngoài trái ra thì đọt khổ qua vẫn được tận dụng. Tính bài thuốc của nó thì khó kể cho hết nhưng chung quy lại vẫn là rất mát, rất thanh.

 

Món đắng mát lòng

 

Sầu đâu

 

Cái tên nghe thật não nề! Đó là món đặc sản của người dân An Giang vùng biên giới. Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 âm lịch thì sầu đâu cho đọt lá và những chùm bông nhỏ li ti như hột é. Người ta sẽ bẻ chúng, bó thành lọn và đem bán. Ăn lá này thì đơn giản là chấm kèm nước cá kho hoặc thịt kho và có lẽ, hoành tráng nhất là trộn gỏi, mà “đỉnh” phải là gỏi khô sặc trộn nước mắm me. Lời khuyên của người viết là nếu bạn e dè cả món khổ qua thì không nên thử sầu đâu vì cái đắng của nó rất thẩm thấu. Tuy nhiên, nếu “lỡ” ăn được thì có thể đoan chắc là bạn sẽ ghiền vì tận sâu cái đắng đó là hậu ngọt bình dị, cứ như cái tính nết đằm thắm ẩn nấp sau con người đanh đá, dữ dội.

 

Món đắng mát lòng


 

Nấm tràm

 

Nấm tràm thì có ở nhiều nơi nhưng phải đúng Phú Quốc mới là nấm ngon. Mỗi năm một mùa, nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm. Lá và vỏ của cây tràm rụng chất lớp là “thảm đất” màu mỡ cho loại nấm này sinh sôi.
Nấm tràm hay được nấu cùng với gà thành món súp có một không hai. Nấm ăn rất giòn, xốp và đương nhiên là đắng. Cái đắng thấu óc thấu tim nhưng thanh tao. Khi ấy, húp chén nước súp ngọt lừ để trung hòa cũng là một cách thưởng thức. Nếu bạn đến Phú Quốc, người dân sẽ mách cho bạn cách thưởng thức nấm tràm độc hơn một chút, đó là nấu cùng với chả cá rựa viên mằn mặn, ngon đến phải… vỗ đùi.

 

Món đắng mát lòng


 

Măng đắng

 

Nếu bạn thích ăn măng thì cam đoan rằng, bạn chỉ ưa măng ngọt nhiều hơn đắng nhưng với người dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc thì phải là măng đắng. Cái tên không tránh né, như cảnh báo người vùng xuôi nếu không chuẩn bị tinh thần thì đừng dại thử. Nhưng nếu đã đến vùng cao, không thưởng thức món này thì e rằng phí.
Với măng đắng người ta có thể chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn như xào mẻ, luộc, hầm xương, hấp quấn thịt vịt hoặc thịt lợn. Đơn giản nhất là món măng đắng luộc chấm muối ớt. Cái đắng tê người ấy đôi khi lại trở thành nỗi nhớ day dứt với những người con núi rừng bởi với họ, măng đắng đã “đồng hành” cùng cuộc sống từ khi họ vừa sinh ra

 

Món đắng mát lòng

 

Lá mật vịt

 

Hay còn gọi là lá đắng, vốn là một loại cây rừng, thường mọc ở khe núi, ven rừng, là loại rau ngon của người miền Trung. Lá đắng thường được dùng nấu canh thịt ướp theo công thức của người miền Trung: có sả và không thể thiếu ớt, mắm tôm. Với những người thưởng thức lần đầu, sẽ có cảm giác đắng gắt nơi cổ họng, nhưng ăn được vài húp sẽ thấy vị bùi, thơm, ngon, ngọt rất đặc biệt.

 

Ngoài ra, khi phơi khô, lá đắng còn được dùng như một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh đường ruột, chống đầy hơi, tiêu mỡ và giải rượu.

 

Món đắng mát lòng


 

Món đắng mát lòng

 

 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,l

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan