Món độc

22:11 29/08/2021

Có bao giờ bạn can đảm thử một món ăn mà không chắc mình sẽ còn sống sau khi ăn? Nghe có vẻ hơi điên rồ nhưng thực sự, trên thế giới và cả ở Việt Nam, người ta luôn có thú thưởng thức món ăn đầy tính thử thách này.

Share social

MÓN ĐỘC

 

 

 

Có bao giờ bạn can đảm thử một món ăn mà không chắc mình sẽ còn sống sau khi ăn? Nghe có vẻ hơi điên rồ nhưng thực sự, trên thế giới và cả ở Việt Nam, người ta luôn có thú thưởng thức món ăn đầy tính thử thách này. Khi chế biến đúng cách thì chúng vô hại nhưng ai biết chắc các đầu bếp không có những giây phút… lỡ tay? Nhưng biết đâu, chỉ với vài dòng giới thiệu sau thì ngay lập tức, bạn muốn thử chúng ngay!

 

Cá nóc

 

Đi đầu trong danh sách được cảnh báo này là cá nóc. Chỉ riêng tại Việt Nam, có không ít những trường hợp tử vong do thưởng thức loại đặc sản mà dân gian truyền tai nhau là ngon nức vách này. Tại Nhật Bản, đất nước nổi tiếng với các loại thức ăn tươi sống thì việc nhiều nhà hàng đem món cá nóc vào thực đơn phục vụ đã không còn xa lạ. Thậm chí, người ta phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để thưởng thức chính món ăn mà bản thân họ không chắc là mình không ngã quỵ ngay khi ăn. Người ta gọi đó là món dành cho người can đảm và nếu ai đó lỡ trúng độc cho thưởng thức món này thì nhiều khả năng nhà hàng không chịu trách nhiệm.

 

Món độc

 

Nhưng thử suy xét, nếu món này mang lại nhiều cái chết bất tử cho thực khách thì liệu nhà hàng có tồn tại? Do đó, thử thách hoàn toàn đặt lên vai người đầu bếp. Thật ra, không phải toàn bộ các bộ phận của cá nóc đều độc. Thịt cá nóc nếu biết cách chế biến vẫn vô hại và ngon cực kỳ. Chỉ cần đừng làm vỡ hay tổn hại đến bất kỳ bộ phận nào thuộc về nội tạng và da cá vì đây là nơi tập trung toàn bộ độc tố, nhất là ở gan. Khi ấy, cá phải đảm bảo còn sống và món ăn nổi tiếng quen thuộc là Fugu-sashi. Để chế biến nó, người đầu bếp sẽ khéo léo dùng loại dao chuyên dụng thái thịt cá thành những lát thật mỏng và bài trí chúng theo những đường tròn bên trong chiếc đĩa to có hoa văn đẹp mắt, tạo thành hình hoa cúc bắt mắt.

 

Món độc

 

Món độc

 

Gia vị không thể thiếu trong món Fugu-sashi là nước tương và súp dashi làm từ cá ngừ khô và rong biển. Món ăn càng trở nên hấp dẫn nếu thực khách dùng kèm với hành lá cọng nhỏ đặc trưng của Nhật.

 

Sannakji

 

Sannakji thực chất là món bạch tuộc sống phổ biến tại Hàn Quốc. Vì là món sống nên nó chỉ được phục vụ khi thực khách yêu cầu. Khi mang món ra thì người ta phải thấy những xúc tua của chúng cựa quậy. Người ta sẽ tẩm vào đó một ít gia vị rồi cứ thế mà thưởng thức. “Chơi độc” hơn, nhiều người còn yêu cầu để nguyên con rồi quấn vào chiếc đũa, chấm kèm nước chấm rồi ăn ngay lập tức. Trong bạch tuộc không có độc, món này gây chết người ở việc nó còn sống, có thể ngọa nguậy trong cổ họng và gây nghẹt thở. Suy cho cùng, nó nguy hiểm ở cách thức thưởng thức lạ lùng mà thôi.

 

Món độc

 

Món độc

 

Quả Ackee ở Jamaica

 

Loài cây này cũng họ với vải và nhãn. Quả có hình quả lê. Khi chín, chúng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tươi rồi màu vàng cam, sau đó nứt ra để lộ 3 hạt đen lớn, bóng bẩy bao bọc bởi thịt quả mềm, mịn, xốp, có màu trắng đến vàng, phổ biến ở Jamaica. Và hiện tại, nó trở thành một phần chính trong nhiều bữa ăn của người dân nơi đây. Ackee là quốc quả của Jamaica, và cá ướp muối với Ackee là 1 đặc sản. 

 

Món độc

 

Quả chỉ thực sự không độc khi chín, còn khi quả còn xanh thì khá huy hiểm bởi nó chứa độc tố hypoglycin, có thể gây hôn mê và tử vong. Thậm chí, ngay cả khi quả đã chín thì phần hạt màu đen bao quanh vẫn chứa chất độc.

 

Cháo ấu tẩu

 

Củ ấu tẩu là một loại củ cứng xù xì, gai góc chỉ mọc trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Nó thường được người Mông, người Dao lấy về ngâm rượu, xoa bóp tay chân, lưng, vai và các vết thương kín khi đau nhức. Tuy nhiên, loại củ này khi sống thì không thể ăn được vì đó là củ độc nhưng khi chế biến đúng cách nó sẽ là món “bổ đủ thứ”. Nổi tiếng có món cháo ấu tẩu của người Hà Giang

 

Món độc

 

Món độc

 

Cháo ấu tẩu có vị ngai ngái, bùi bùi, đắng nơi đầu lưỡi nhưng khi ăn vào thì dễ bị cái vị ngọt của nó quyến rũ. Muốn chế biến món này thì thời gian chuẩn bị cũng lắm công phu. Đầu tiên, củ ấu tẩu được rửa sạch rồi ngâm với nước vo gạo đặc khoảng nửa ngày, sau đó vớt ra rửa sạch và cho vào nồi ninh khoảng 2, 3 giờ. Khi củ bở mới lại vớt ra để ráo nước rồi cho vào giã nhỏ. Khi đó, một nồi khác sẽ được bắt lên để ninh chân giò và nấu cháo, nước ninh ấu tẩu trước đó cũng được tận dụng lại đổ lẫn vào nồi cháo. Củ ấu tẩu giã nhỏ nhuyễn xong được đổ vào khuấy đều với nồi cháo và tiếp tục ninh với ngọn lửa liu riu đến khi phục vụ khách ăn.

 

Tô cháo ấu tẩu khi xong sẽ có màu nâu sẫm, thơm lừng hành tiêu và có vị ngọt của chân giò ninh tới. Ở một nơi có cái lạnh cắt da như Hà Giang thì một tô cháo ấu tẩu nóng hổi nghi ngút, ngọt thơm mùi chân giò không gì có thể sánh bằng.

 

Món độc

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan