Nền tảng khởi đầu cho trẻ

22:11 29/08/2021

Cha mẹ nào thì cũng muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho con và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Cái ngày tôi biết có một thiên thần bé nhỏ đang lớn dần lên trong bụng mình thì cảm xúc đầu tiên của tôi là sung sướng và hạnh phúc, nhưng ngay sau đó tôi hiểu rõ rằng từ nay tôi đã trở thành một người mẹ và tôi cần có trách nhiệm với đứa con của mình.

Share social

Cha mẹ nào thì cũng muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho con và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Cái ngày tôi biết có một thiên thần bé nhỏ đang lớn dần lên trong bụng mình thì cảm xúc đầu tiên của tôi là sung sướng và hạnh phúc, nhưng ngay sau đó tôi hiểu rõ rằng từ nay tôi đã trở thành một người mẹ và tôi cần có trách nhiệm với đứa con của mình. Dù tuổi đời còn trẻ nhưng tôi cũng đã có những trải nghiêm cuộc sống với những kinh nghiệm của riêng mình, vì vậy tôi luôn cố gắng để đem lại những điều tốt nhất cho con mình.

 

Đầu tiên là ký ức tuổi thơ đẹp. Tôi luôn nói chuyện với chồng mình để cả hai luôn tạo ra những ký ức tốt cho con từ nhỏ bằng việc xây dựng mối quan hệ gia đình hòa thuận, vui vẻ. Do đặc thù công việc làm thị trường nên chồng tôi chỉ về nhà vào những ngày cuối tuần, nhưng anh luôn cố gắng dành thời gian nhiều nhất cho vợ con bằng việc đưa hai mẹ con đi thả diều hay đi siêu thị shopping… hoặc đơn giản là việc ngồi hàng giờ trên giường để chơi đồ chơi với con. Hơn thế, từ ngày có con, vợ chồng tôi cũng thống nhất với nhau rằng cả hai cần giảm bớt cái tôi của bản thân để làm sao không bao giờ to tiếng trước mặt con, chúng tôi học cách hiểu cho cái khó của nhau để con có thể thấy rằng bố mẹ của nó lúc nào cũng yêu thương nhau.

 

Nền tảng khởi đầu cho trẻ

 

Hạnh phúc là đây

 

Tiếp đến là uốn nắn từ nhỏ. Trẻ con như một tờ giấy trắng vậy, và nên vẽ cái gì lên đó là do người lớn. Ý thức được điều đó nên ngay từ khi con chào đời tôi luôn dành thời gian tìm đọc trên mạng và qua sách báo để đúc kết ra những điều căn bản nhất trong việc nuôi dạy con. Qua đó tôi rút ra được một số điều sau.

 

1. Cha mẹ cần làm tấm gương cho con, bởi cha mẹ là những người gần gũi và ảnh hưởng tới đứa con nhiều nhất. Trẻ nhỏ bắt trước rất nhanh vậy nên hãy luôn để ý tới mỗi hành động và lời nói của mình để con có thể học được những điều hay nhất từ cha mẹ của chúng. Bạn có thể làm tấm gương cho con đơn giản từ những việc nhỏ nhất như để đồ đạc đúng nơi quy định, tới việc mời ăn trong mâm cơm gia đình…

 

2. Dạy con cách tự lập. Cha mẹ nào thì cũng muốn làm tất cho con, chính cách suy nghĩ này đã tạo nên thói ỷ lại cho con cái. Bạn thử nghĩ xem bạn có thể theo con từng bước đi khi chúng trưởng thành hay sống cả đời để chăm sóc con hay không? Câu trả lời dĩ nhiên là không rồi. Thay vì đó hãy dạy cho con cách tự lập ngay từ nhỏ, ví dụ như việc dạy con cách tự xúc cơm ăn hay cầm cốc tự uống nước. Bạn đừng lo nếu quần áo của con bị dơ hay ướt do tự làm những việc đó, bởi bạn có thể thay đồ cho con mà. Hoặc cũng đừng quá hốt hoảng khi thấy con leo lên trên đỉnh cầu thang, thay vì đó hãy trấn tĩnh và dạy cho con cách làm sao để có thể leo xuống, bởi như vậy chúng sẽ biết cách phải làm sao nếu bạn không có ở đó…

 

Nền tảng khởi đầu cho trẻ

 

3. Đừng bao giờ áp đặt trẻ không được làm cái nọ hay không được làm cái kia, bởi như vậy là bạn đã đang kìm hãm việc tự học hỏi và khám phá của trẻ. Trước mỗi hành động của trẻ, thay vì cấm trẻ không được làm điều đó, bạn hãy khéo léo hướng trẻ theo điều bạn muốn. Ví dụ bạn không muốn trẻ viết linh tinh lên tay chân, quần áo vì sợ trẻ nhem nhuốc thì bạn hãy lấy một quyển sổ ra và bảo trẻ “con đừng vẽ vào tay nhé, bẩn, bẩn lắm, con vẽ vào quyển sổ này cho mẹ. “. Ngay sau đó, trẻ sẽ chuyển sang vẽ lên quyên sổ. Chỉ một chút tinh tế là bạn đã vừa không áp đặt trẻ lại vừa khiến trẻ ý thức và định hướng đúng hành động của chúng.

 

Nền tảng khởi đầu cho trẻ

    

Hãy chơi cùng và hướng dẫn trẻ

 

4. Dạy con học cách kính trọng người lớn, yêu thương trẻ nhỏ; học cách xin lỗi và nói lời cảm ơn tới mọi người. Cuộc sống luôn kèm theo các mối quan hệ, bởi vậy trẻ nhỏ sẽ có một nhân cách tốt nếu chúng biết phải cư xử sao với các mối quan hệ này. Vậy cha mẹ phải làm gì? Mình xin chia sẻ thông qua một ví dụ nhé, trẻ con nhiều lúc không hài lòng điều gì là có thể giơ tay đánh bất kể đó là ai, trước những tình huống như vậy người lớn nhiều khi còn cười thích thú, mà không hay biết rằng chính điều này sẽ khiến trẻ không nhận ra sai lầm trong hành động của mình. Thay vì đó hãy tỏ thái độ không đồng tình với chúng, và ngay sau đó bạn cần giảng cho chúng nghe thật nhẹ nhàng “lần sau con không được đánh bạn như thế nhé, bạn là con gái, mẹ dạy con là con trai không được đánh con gái mà con nhớ không? HOẶC mẹ dạy con không được to tiếng với người lớn, con quên à? Lần sau con không được thế nữa, nhớ chưa? Con xin lỗi ông đi … Và khi con biết xin lỗi bạn hãy khen chúng “Đúng rồi, con ngoan lắm!” Hãy nói bằng cách cưng nựng chúng, đừng dùng đòn roi với trẻ bởi đó chỉ là những hành động bản năng, vô thức và người lớn cần uốn nắn để đó trở thành những hành động có ý thức tốt.

 

Bài viết trên hoàn toàn dựa vào những kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân khi hiện tại con mình mới được 20 tháng tuổi. Rất mong nhận được những đóng góp tích cực của bạn đọc chia sẻ thêm để mình có thể học hỏi và áp dụng trong quá trình nuôi dạy con ở những giai đoạn tiếp theo.

 

 

Bài được viết bởi thành viên Nguyễn Thanh Hà

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan