Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

22:11 29/08/2021

Lễ cưới là một trong những nghi thức cổ xưa nhất của con người, là minh chứng cũng như sự thông báo rộng rãi cho tất cả mọi người về sự gắn kết tình cảm của đôi nam nữ. Từ thuở sơ khai, các nền văn hóa khác nhau đã đặt ra những quy tắc, lễ nghi đám cưới vô cùng phong phú và đa dạng. Lịch sử lễ cưới vì thế cũng có vô vàn điều lý thú.

Share social

Lễ cưới là một trong những nghi thức cổ xưa nhất của con người, là minh chứng cũng như sự thông báo rộng rãi cho tất cả mọi người về sự gắn kết tình cảm của đôi nam nữ. Từ thuở sơ khai, các nền văn hóa khác nhau đã đặt ra những quy tắc, lễ nghi đám cưới vô cùng phong phú và đa dạng. Lịch sử lễ cưới vì thế cũng có vô vàn điều lý thú.

 

Lễ cưới có từ bao giờ?

 

Một số sử gia tin rằng, những lễ cưới đầu tiên bắt đầu có từ khi còn người biết sống quần cư theo từng nhóm nhỏ. Thời gian được dự đoán là khoảng 4.350 năm trước Công nguyên.

 

Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

 

Của hồi môn

 

Những ghi chép đầu tiên về việc trao đổi của hôi môn giữa gia đình cô dâu và chú rể là từ 3000 năm trước Công nguyên (TCN). Để gả con gái đi, cha cô dâu phải trả chi phí cho đám cưới bằng gia súc, gia cầm, đất đai, vàng bạc. Nhưng cho đến năm 200 sau Công nguyên, mọi thứ có vẻ đã thay đổi khi ở Đế quốc La Mã, chú rể muốn cưới được vợ phải thanh toán tất cả chi phí cho đám cưới cho cả hai bên.

 

Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

    

Đoàn người khiêng của hồi môn trong đám cưới Trung Hoa cổ xưa

 

Ghi chép từ năm 1700 TCN cho thấy, theo bộ luật hammurabi vua xứ Babilon đã nghiêm khắc yêu cầu người chồng phải hoàn trả của hồi môn nếu người vợ mất đi hoặc cả hai ly dị.

 

Nhẫn cưới

 

Từ năm 860 sau Công nguyên, Đức giáo hoàng Nicholas đệ nhất đã quy định chiếc nhẫn đính hôn là một phần chính thức của nghi lễ hứa hôn, yêu cầu chú rể phải mang đến một chiếc nhẫn vàng biểu trưng cho sức khỏe của mình. Theo người La Mã cổ đại, khi một người đàn ông đeo nhẫn cho một người phụ nữ, tức là anh ta đã chiếm hữu cô ấy.

 

Vào năm 1477, lần đầu tiên nhẫn kim cương được sử dụng làm nhẫn đính hôn là khi vua Maximilian I của nước Áo cầu hôn với tiểu thư Mary của Pháp. Từ đó chúng trở nên phổ biến trong các đám cưới.

 

Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

 

Vua Maximilian I của nước Áo cầu hôn với tiểu thư Mary của Pháp bằng một chiếc nhẫn kim cương

 

Váy trắng

 

Từ những năm 1406, người ta đã thấy một vài cô dâu mặc váy cưới trắng. Tuy nhiên, phải đến năm 1840, trong đám cưới của nữ hoàng Anh Victoria với hoàng tử Albert, người ta mới công nhận đây là chiếc váy cưới trắng được thiết kế có chủ đích đầu tiên trong lịch sử.

 

Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

 

Nữ hoàng Victoria và vua Albert

 

Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

 

Váy cưới của nữ hoàng Victoria là chiếc váy cưới đầu tiên trong lịch sử

 

Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

 

Chiếc váy cưới vẫn còn được lưu trữ và bảo quản đến tận ngày nay

 

Hoa cưới

 

Thực tế thì thưở sơ khai của lịch sử lễ cưới, hoa cưới không phải được tạo ra để cho đẹp, mục đích của nó là để trừ tà ma cho cô dâu, vì thế thứ không thể thiếu trong bó hoa cưới khi đó chính là tỏi.

 

Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

    

Phù dâu

 

Tương tự như hoa cưới, ý nghĩa ban đầu của “đội ngũ” phù dâu chính là để lừa gạt ma quỷ, ngăn không có chúng tìm thấy và đi theo làm hại cô dâu. Chính vì thế, ban đầu trang phục của phù dâu phải giống hệt cô dâu chứ không phải như bây giờ.

 

Đám cưới Việt đầu tiên được ghi chép lại

 

Sách “Lịch triều tạp kỷ” đã ghi lại đám cưới của vua Nguyễn Huệ với công chúa Ngọc Hân. Ngày 11/7/1786, Nguyên Súy Dực chính phù vận uy quốc công đưa 200 lạng vàng, 2.000 lạng bạc và 20 tấm gấm để làm sính lễ, sai người dâng tờ biểu cầu hôn và lễ vật đến điện Vạn Thọ, có nghi trượng nhà binh và tán lọng, cờ xí dẫn đầu, đám rước theo sau. Tới nơi, vua sai hoàng tử tiếp nhận lễ đem vào nhà Thái miếu. Hôm sau làm lễ cưới.

 

Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

 

Tranh vẽ vua Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân

 

Khi công chúa Ngọc Hân vu quy, từ cửa đền vua đến cửa phủ quân đều được Nguyễn Huệ cho bày khí giới một cách oai nghiêm rực rỡ. Người xem đều cho là việc hiếm thấy xưa nay. Xe Ngọc Hân đến cửa phủ, Nguyễn Huệ đi kiệu rồng vàng ra đón làm đúng như mọi lễ cưới khác.

 

Những điều thú vị về lịch sử lễ cưới

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan