Những hiểu lầm đằng sau ý nghĩa của nước hoa

22:11 29/08/2021

Văn hóa nước hoa ra đời để giải quyết thói quen không sạch sẽ? Là một câu hỏi thường xuất hiện trong đầu của những ai không thực sự am hiểu về nước hoa.

Share social

NHỮNG HIỂU LẦM ĐẰNG SAU Ý NGHĨA NƯỚC HOA

 

 

 

Văn hóa nước hoa ra đời để giải quyết thói quen không sạch sẽ? Là một câu hỏi thường xuất hiện trong đầu của những ai không thực sự am hiểu về nước hoa.

 

Khi nói về các chủng loại nước hoa thì chúng ta thường sử dụng các thuật ngữ như là ‘Eau de Cologne’, ‘Eau de Toilette’. Trong tiếng Pháp, từ “Eau” có nghĩa là nước, từ ‘de’ có nghĩa là ‘của’, còn “Cologne” là một địa danh của nước Đức. Một công ty sản xuất nước hoa đã được thành lập trong thành phố này và họ sử dụng cụm từ ‘Eau de Cologne’ để gọi các loại nước hoa đã làm ra. Vậy cuối cùng thì cụm từ ‘Toilette’ có ý nghĩa là gì? Ngày hôm nay chúng ta sẽ làm sáng tỏ những cụm từ liên quan đến sự thật và những hiểu sai đằng sau ý nghĩa của nước hoa.

 

Những hiểu lầm đằng sau ý nghĩa của nước hoa

 

Nước hoa hiện đại đầu tiên được gọi là ‘Eau de Cologne’

 

Nếu bạn tra cứu trong từ điển thì từ ‘Toilette’ có nghĩa là ‘Đồ trang điểm’ hoặc là ‘Trang điểm’. Và ngoài ra nó còn mang thêm một nghĩa không được thơm tho cho lắm đó là ‘Nhà vệ sinh’. Giả sử chúng ta giải thích cụm từ này theo nghĩa ‘Nhà vệ sinh’, vậy cụm từ ‘Eau de Toilette’ có nghĩa là ‘Nước nhà vệ sinh’. Với cách hiểu như thế này thì dường như ý nghĩa đã khác xa nhau. Vậy nên từ ‘Toilette’ được giải thích theo ý nghĩa của từ ‘Trang điểm’ là thích hợp nhất. Và cụm từ ‘Eau de Toilette’ ta cũng có thể tạm hiểu là một loại ‘Nước mỹ phẩm’.

 

Những hiểu lầm đằng sau ý nghĩa của nước hoa

 

Bức tranh vẽ cảnh chiết xuất ‘Toilette’ năm 1660

 

Từ ‘Toilette’ được xuất hiện và bắt đầu được dùng một cách rộng rãi từ khoảng năm 1680. Nghĩa nguyên bản của cụm từ này là ‘Một mảnh vải nhỏ’. Vào thời điểm đó, người ta thường trải ra một chiếc khăn tay rồi bày các loại mỹ phẩm, dụng cụ lên đó và bắt đầu trang điểm. Nên sau đó từ này được hiểu theo nghĩa là ‘Trang điểm’.

 

Cùng thời điểm này, vua Louis thứ XIV đang cho xây dựng Cung điện Versailles và biến nơi này trở thành trung tâm của sự sang trọng, hào nhoáng. Vì vậy, đây chính là khoảng thời gian tạo nên những nét văn hóa tiêu biểu cho thủ đô Paris, Pháp. Và tất nhiên là văn hóa trang điểm cũng xuất hiện trong thế giới văn hóa hào hoa, tráng lệ này.
Khi đó ‘Toilette’ cũng là thứ được ưa chuộng rộng rãi trong giới quí tộc. Thời gian và chi phí dùng cho việc trang hoàng ‘Toilette’ thật sự rất lớn. Những người quí tộc không phân biệt là đàn ông hay phụ nữ đều thay trang phục ba lần mỗi ngày và tốn khoảng ba giờ để ghi lại. Chiếc khăn tay nhỏ dần trở thành một vật dụng trang điểm được sử dụng nhiều nhất nhưng như thế vẫn là chưa đủ mà cần phải có một căn phòng riêng. Điều này dần vượt ra khỏi ý nghĩa là tự chăm chút cho chính mình mà biến đổi thành một loại quan hệ với qui mô ngày càng lớn. 

 

Những hiểu lầm đằng sau ý nghĩa của nước hoa

 

Bức tranh vẽ cảnh một căn phòng ‘Toilette’ hoa lệ

 

Những hiểu lầm đằng sau ý nghĩa của nước hoa

 

Phòng ‘Toilette’ trang trí theo phong cách Nhận Bản

 

Họ làm như thế không chỉ để trở nên sang trọng hơn mà còn là cách để phô trương sự giàu có, quyền thế của bản thân. Những món trang điểm đắt tiền được lấp đầy trong căn phòng. Và ngay cả khi trang điểm, vì chỉ mặc trang phục nhẹ nhàng, thoải mái (trang phục mỏng có thể lộ toàn thân) nên chỉ sử dụng như là nới dành cho những bí mật lãng mạn. Trong bức hình bên dưới bạn có thể thấy được hình ảnh lén lút của hai người yêu nhau trong căn phòng ‘Toilette’. 

 

Những hiểu lầm đằng sau ý nghĩa của nước hoa

 

Vừa trang điểm vừa tận hưởng khoảnh khắc tình yêu bí mật

 

Như vậy chúng ta có thể tạm hiểu cụm từ ‘Eau de Toilette’ có ý nghĩa tương đương với các từ như loại ‘Nước chăm sóc cơ thể’ hay loại ‘Nước vô cùng xa hoa’. Nghe có vẻ khá lạ nhưng cách hiểu các cụm từ lại gần như đúng với thực tế. Những người quí tộc sử dụng Toilette nhiều tuy nhiên trên thực tế thì việc tắm rửa hay trang điểm không phải là mục đích chính.

 

Đối với người thuộc tầng lớp quí tộc, ngay cả việc tắm rửa thực sự cũng rất miễn cưỡng. Thậm chí nhiều người còn cho rằng tắm rửa là một hành động vô cùng tội lỗi. Đến cả vua Louis XIV cũng tin vào điều này. Chính vì thế nên thật khó để có thể tìm được nhà vệ sinh hay một nơi để tắm rửa trong Cung điện Versailles. Có nhiều nhà quí tộc sinh sống trong cung điện và mỗi ngày họ chỉ dạo lanh quanh ở một góc nào đó trong khu vườn. Thêm vào đó việc tắm rửa dường như chỉ được thực hiện như một hoạt động hằng năm nên chúng ta có thể hiểu được mùi hương phát ra sẽ như thế nào. Vì vậy nước hoa đã từng được sử dụng để thay thế cho nước.

 

Như thế thì việc giải thích cụm từ ‘Eau de Toilette’ bằng nghĩa ‘Nước nhà vệ sinh‘ cũng không có gì là sai. Nó được xem là một loại nước dùng để che đi mùi cơ thể. Nhờ vào điều này mà chúng ta có thể biết được vua Louis XIV và giới quí tộc Pháp, những người đã từng ăn, từng sống như chúng ta đều có những ý nghĩ kì quặc chẳng hạn như việc không thích tắm rửa.

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan