Nỗi ám ảnh mang tên thây ma

22:11 29/08/2021

Làn da tái nhợt, đôi mắt vô cảm đầy chết chóc, những thây ma đã lê lết khắp thế giới trên các màn ảnh bao nhiêu năm và vẫn đang tiếp tục gieo rắc nỗi ám ảnh cho những tín đồ của nghệ thuật thứ bảy…

Share social

NỖI ÁM ẢNH MANG TÊN THÂY MA


 

 

Nỗi ám ảnh mang tên thây ma

 

Làn da tái nhợt, đôi mắt vô cảm đầy chết chóc, những thây ma đã lê lết khắp thế giới trên các màn ảnh bao nhiêu năm và vẫn đang tiếp tục gieo rắc nỗi ám ảnh cho những tín đồ của nghệ thuật thứ bảy…

 


Lịch sử zombie

 


Mặc dù các thây ma (zombie) đã xuất hiện trong điện ảnh ngay từ năm 1919, nhưng nhiều người vẫn cho rằng: đạo diễn George A. Romero là cha đẻ của nhân vật gớm ghiếc này. Năm 1968, phim “Night of the Living Dead” với chi phí cực thấp đã đạt thắng lợi vang dội khi công chiếu, từ đó, những chuẩn mực về zombie được hình thành. Romero mô tả các zombie như là các thi thể di chuyển chậm chạp, ăn thịt, hồi sinh nhờ bức xạ của một vệ tinh quay về từ sao Kim. Bức xạ tác động đến người chết chưa kịp chôn cất, và kết quả là sinh ra các zombie không bị thương tổn cho đến khi nào chúng bị phá huỷ bộ não hay đầu rời khỏi thân xác. Trong phim “Night of the Living Dead”, các zombie ngu đần và không có ý thức. Trong tác phẩm sau cùng của Romero, các zombie biết suy nghĩ và trong một số trường hợp, có ý thức. Nhưng nhìn chung chúng vẫn di chuyển chậm chạp và trí óc rất kém. 
Nhiều cuốn phim và video game đã sử dụng mẫu mực zombie của Romero. Đa phần các zombie là:

1) Các xác chết hồi sinh nhờ bức xạ, hoá chất, virus, phép phù thuỷ
2) Con người, mặc dù có một số động vật-zombie
3) Rất mạnh mẽ, nhưng không nhanh nhẹn hay lanh lợi
4) Trơ trơ trước vết thương, trừ phi bị chém đầu hay phá huỷ não bộ 
5) Giết người không thương xót
6) Sợ lửa và ánh sáng gắt.

 

Cho đến nay, series “The Dead” gồm Night of the living dead (1968), Dawn of the dead (1978), Day of the dead (1985), Land of the Dead (2005), Diary of the Dead (2010) của Romero được xem là kinh điển cho thể loại zombie này. Cảm hứng từ những tác phẩm của Romero, những 28 Days Later, 28 Weeks Later, Planet Terrorm, I am Legend… liên tiếp ra đời và xu hướng làm phim về các thây ma vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Nỗi ám ảnh mang tên thây ma


Khoa học về zombie


Zobie có gốc rễ trong folklore và - theo một số nhà nghiên cứu - trong thực tế ở Haiti. Từ zombie bắt nguồn từ từ “jumbie” [ma] của Tây Ấn Độ, và “nzambi” [linh hồn người chết] của Congo.  Các zombie xuất hiện khá phổ biến trong truyện dân gian của người dân Haiti. Các nhà khoa học nghiên cứu văn hoá Haiti cho biết có vô số truyện kể về người chết được hồi sinh nhờ các bokor, hay bọn phù thuỷ voodoo (một tôn giáo của Haiti bén rễ trong truyền thống Tây Phi). Các zombie này là đám nô lệ ngu đần. Chúng không biết nhận thức và cũng không đặc biệt nguy hiểm, trừ phi được cho ăn muối để phục hồi tri giác.


Bọn zombie do các bokor tạo ra thường vô hại, được sử dụng như nô lệ. Trong nhiều trường hợp, những kẻ phạm phải những tội ác nghiêm trọng chống lại cộng đồng sẽ bị biến thành zombie - nô lệ để trả giá cho tội lỗi của chúng trong quá khứ. Sau khi nghiên cứu nhiều câu chuyện cũng như sự đồn đãi về zombie, các nhà nghiên cứu tìm thấy rất ít bằng chứng chắc chắn để giải thích hay chứng minh hiện tượng.

 

Nỗi ám ảnh mang tên thây ma


Dù vậy, nhưng zombie cuốn hút đến mức nhiều người đã bỏ công ra nghiên cứu nó, dù chỉ là nghiên cứu… trên phim ảnh. Thậm chí họ đã có kết luận như sau:

+  Hệ thần Kinh


Bộ não đóng vai trò quan trọng trong cơ thể zombie, nó chi phố các hoạt động còn lại của cơ thể như : di chuyển,"săn mồi" cùng một số cảm xúc căn bản như đói, no và các kích thích khác. Nhiều tài liệu cho thấy khi virus xâm nhập vào cơ thể người, virus sẽ đi theo đường máu lên đến não, trong quá trình truyền dẫn sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, thúc đẩy quá trình lây nhiễm bằng các sử dụng các bộ não "mới" này để điều khiển các chức năng trong cơ thể.

 

Điểm đặc biệt là lúc này cơ thể sẽ không cần đến oxi nữa và chỉ tồn tại với mụch đích duy nhất là: kiếm ăn.Điều này lí giải vì sao món khoái khẩu của zombie là não của con mồi nhằm bổ sung nguyên liệu cho virus tổng hợp thành các mô mới thay thế các mô cũ đang chết dần.

Nỗi ám ảnh mang tên thây ma


+ Thị Giác


Là cơ quan quan trọng nhất của con người nhưng đối với zombie đây chỉ là bộ phận thứ yếu, vì đôi mắt bị phân hủy trước tiên nên tín hiệu ánh sáng truyền đến não suy giảm đáng kể. Mặc dù 1 zombie hoàn toàn có thể di chuyển tốt và săn mồi hoàn hảo trong bóng đêm, nhưng chủ yếu là nhờ sự hỗ trợ của các giác quan khác nhạy cảm hơn là thị giác.

+ Thính giác


Trái với thị giác, thính giác là một trong những giác quan phát triển nhất của zombie, đặc biệt được phát huy tối đa trong bóng tối, khi thị giác gần như vô dụng Zombie rất nhạy cảm với tiếng động, chúng không chỉ nghe được những âm thanh nhỏ nhất mà còn định hướng được nguồn phát ra âm thanh đó. Vì vậy, nếu có ý định trốn thoát khỏi zombie mà lại lên kế họach di chuyển vào ban đêm thì cực kì sai lầm.

Nỗi ám ảnh mang tên thây ma


+ Khứu Giác


So với thính giác thì khứu giác càng nhạy gấp bội. Giống như một con cá mập có thể đánh hơi thấy mùi máu trong nước biển ở khỏang cách rất xa, zombie có thể phát hiện ra con mồi cách đó ít nhất 1 km hoặc xa hơn nếu xuôi chiều gió. Thậm chí, chúng còn có thể phân biệt được mùi thịt này còn tươi hay không! Mọi cố gắng đánh lừa zombie bằng cách dùng nước hoa, chất tẩy rửa hay các hợp chất hóa học nặng mùi khác đều không đem lại kết quả khả quan.


+ Vị Giác


Thật khó để biết được liệu một con zombie có " sánh ăn " tới mức có thể phân biệt đủ..... vị mặn, ngọt, chua, chát hay không. Nếu khứu giác giúp zombie biết được con mồi còn sống hay đã chết, thì vị giác sẽ cho zombie biết thêm thông tin về con mồi nó đang thưởng thức như : đã chết trong bao lâu, phần nào ăn được phần nào không !
Đặc biệt, món khoái khẩu của zombie là hệ thần kinh vì nó bổ sung trực tiếp chất dinh dưỡng cho não bộ, duy trì bộ phận nhất trong cơ thể đang phân hủy của Zombie. Một câu hỏi đặt ra là "tại sao zombie chỉ chú trọng đến con người mà thường bỏ qua các động vật khác, trong khi sản phẩm sau cùng của quá trình tiêu hóa là như nhau "?


 

+ Xúc Giác


Zombie hòan tòan ko có giác quan này sau khi được hồi sinh từ cõi chết, chỉ một phần não bộ là họat động còn các dây thần kinh đều mất khả năng truyền dẫn tín hiệu. Zombie không thể cảm nhận được va chạm và đặc biệt là đau đớn. Điều này chính là đặc điểm đáng sợ nhất của Zombie, không có cảm thấy đau đồng nghĩa với việc zombie sẽ chẳng màng đến vết thương trên cở thể và "cố sống cố chết" lăn xả vào con mồi. Điều này giải thích vì sao một zombie dù có bị ăn đạn nát thây vẫn không nhừng tấn công nạn nhân cho đến khi mất sự điều khiển ở não bộ đó là lí do vì sao, thường diệt zombie cách nhanh nhất là bắn thẳng vào đầu! 

Nỗi ám ảnh mang tên thây ma

+ Giác Quan thứ Sáu


Zombie có giác quan thứ sáu hay không ? Trên lý thuyết là không. Bởi vì zombie cóguồn gốc từ các xác chết, nên chắc chắn zombie không có khả năng siêu nhiên nào vượt quá khả năng của con người. Trong một số game và phim cơ thể người bị nhiễm một thực thể sinh vật làm tăng kích thích cơ bắp, nên zombie có thể chạy rất nhanh hoặc nhảy rất cao và xa, rấ nguy hiểm cho con người. Có điều zombie hình thành theo cách này rất hiếm nên không ảnh hưởng nhiều đến các kết quả nghiên cứu về zombie.


Văn hóa zombie


Zombie mang đến nỗi sợ hãi nguyên thủy của con người: nỗi sợ khi thấy đồng loại bị ăn thịt và nỗi sợ bị ăn thịt. Theo lí thuyết, khi ai đó bị zombie cắn sẽ biến thành một zombie và tiếp tục đi săn những người còn sống. Chính sự lây lan nhanh chóng đó dễ dàng tạo nên nỗi kinh hoàng cho những khu đông dân cư, khán giả khi xem sẽ dễ bị cuốn theo hành trình sống sót của nhân vật trong phim, và thi thoảng khi chứng kiến một đám đông thây ma lúc nhúc bao vây, lại tự hỏi: liệu mình nên tiếp tục chạy trốn trong sợ hãi hay buông xuôi, để mặc chúng cắn xé, và biến thành một trong số chúng. Zombie biến hóa từ người, nên đôi khi, những người sống sót phải đấu tranh tâm lý dữ dội khi đối mặt với những zombie là người thân của mình trước kia. Xoay quanh đó, là những âm mưu từ lòng tham của con người mà đẩy đồng loại vào cái chết… Có thể nói, sự đa dạng về góc cạnh tâm lý khiến zombie trở thành khu mỏ ý tưởng cho những người làm phim kinh dị.
Thế nhưng, ở ngoài đời, zombie lại có những “fan” riêng, thậm chí là rất đông. Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều lễ hội zombie, hàng ngàn người hóa trang thành zombie, biến đường phố trở thành một khung cảnh quen thuộc trong những phim kinh dị. Những lễ hội như thế ngày càng được tổ chức nhiều hơn, và thu hút nhiều người hơn.

 

Bài: Hoàng Hưng

 

Nỗi ám ảnh mang tên thây ma

 


THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan