Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

22:11 29/08/2021

Không phải ngẫu nhiên mà ở bất kì nền văn minh nào, một khi đã có tiếng nói, con người ta đều sáng tạo ra âm nhạc và cũng không phải ngẫu nhiên mà những con người khác nhau màu da, chủng tộc có thể cùng nắm tay và hát một bài hát.

Share social

PHIM CA NHẠC: ĐỂ ÂM NHẠC THAY LỜI KỂ

 

 

 

Không phải ngẫu nhiên mà ở bất kì nền văn minh nào, một khi đã có tiếng nói, con người ta đều sáng tạo ra âm nhạc và cũng không phải ngẫu nhiên mà những con người khác nhau màu da, chủng tộc có thể cùng nắm tay và hát một bài hát. Rõ ràng, âm nhạc có khả năng tuyệt vời trong việc kết nối con người và truyền tải cảm xúc cũng như kêu gọi sự đồng cảm. Có lẽ, vì sự tương đồng ấy mà điện ảnh và âm nhạc đã được kết hợp và thể loại phim ca nhạc ra đời…

 

Những bộ phim ca nhạc đầu tiên

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Có thể nói, phim ca nhạc là sự phát triển tất yếu của thể loại nhạc kịch trên sân khấu một khi công nghệ phim có tiếng ra đời. Những phim ca nhạc ngắn đầu tiên ra đời vào những năm 1923, 1924. Nhưng phải đến năm 1926, thể loại này mới gây được nhiều sự chú ý khi hãng phim Warner Bros danh tiếng cho ra đời hệ thống Vitaphone cho phép gắn kèm âm thanh vào một số đoạn phim ngắn. The Jazz Singer (1927) được coi là khúc dạo đầu đẹp đẽ của thể loại này dù phần thoại và nhạc chỉ được đưa vào một số phút cảnh trong phim. Tiếp đến thành công đó, năm 1928, Warner Bros cho ra đời bộ phim đình đám The Singing Fool và sau đó là Lights Of New York – bộ phim đầu tiên mà toàn bộ phần hình ảnh và âm thanh được đồng bộ hóa.

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Năm 1929, hãng Warner Bros đã không tiếc tiền của và công sức khi cho ra đời bộ phim màu với phần tiếng xuyên suốt đầu tiên là On With The Show. Nhưng thực sự gây được tiếng vang lại là bộ phim thứ hai Gold Diggers Of Broadway khi nó thống lĩnh mọi bảng xếp hạng và giữ vị trí cao cho đến tận năm 1939.

 

Sự ra đời của phim màu, phim có tiếng cũng như thể loại phim ca nhạc đã tạo nện nhiều sự thay đổi to lớn cho nền điện ảnh thế giới. Nó giúp cho nước Mỹ vượt qua cuộc đại suy thoái và bước vào thời kỳ hoàng kim,làm rạng danh tên tuổi nhiều diễn viên như Fred Astaire, Gonger Roger, James Cagney,… Tuy nhiên, làn sóng này cũng đưa đến việc nhiều hãng phim phải đóng cửa vì không đủ vốn chi phí cho hệ thống thu âm cho các bộ phim cũng như nhiều diễn viên nổi tiếng của thời kỳ phim câmphải chấm dứt sự nghiệp vì không thể thích nghi kịp thời xu thế này.

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Diễn viên Fred Astair

 

Những giai điệu không bao giờ dứt

 

Hơn 8 thập kỷ trôi qua, trải qua bao thay đổi của nền điện ảnh, chịu ảnh hưởng của nhiều xu hướng, phim ca nhạc vẫn sống, không chỉ là trong lịch sử điện ảnh mà còn là trong tâm tưởng người đọc với những câu chuyện, những giai điệu và vũ đạo ấn tượng

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Nếu ai đã từng xem qua The Sound Of Music hẳn sẽ không nghi ngờ gì về 5 giải Oscar mà nó đã đạt được cũng như vị trí đỉnh cao của dòng phim ca nhạc những năm 60. Diễn viên Julie Andrews đã thực là một cô nữ tu Maria hồn nhiên, yêu ca hát và đôi chút hậu đậu. Và bằng vẻ đẹp tự thân đó, Maria đã sưởi ấm không khí gia đình nhà vị Đại Úy quá vợ Von Trapp và mang đến niềm vui, hạnh phúc cho 7 đứa trẻ nhà này. Không cần phải nói nhiều, không cần quá nhiều tình tiết để nói thay, để lý giải hay luận giải, tâm hồn nhân hậu của Maria cũng như sự yêu quý của 7 đứa trẻ dành cho cô đã thể hiện quá rõ ràng trong bài hát Do Re Mi Fa. Hình ảnh Maria với mái tóc ngắn màu vàng cá tính, đôi mắt biết cười, ngồi ôm đàn ca hát giữa lũ trẻ với tất cả niềm vui sống hẳn sẽ còn đọng lại mãi trong trí nhớ người đọc. Trong bài hát này, người xem cảm nhận rõ hơn hết sự hòa hợp giữa tâm hồn 8 con người này, giữa con người và thiên nhiên trong phần vũ đạo đẹp mắt, hồn nhiên. 7 đứa trẻ nhà Von Trapp đã góp phần tạo nên sức hút của phim, chúng là 7 nốt nhạc, 7 sắc màu khác nhau. 

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Tình yêu đầu của cô chị Liesl và anh chàng đưa thư Rolf cũng là một điểm nhấn của phim. Bài hát Sixteen Going On Seventeen trong cảnh hai đứa trẻ trú mưa trong căn nhà kính đã nhận được sự yêu thích của nhiều thế hệ khán giả. Bài hát hay cả phần lời, phần nhạc và cả vũ đạo. Nó thể hiện chân thực và đáng yêu những rung động trong hai con người trẻ tuổi, những phút bối rối, giận hờn, những do dự và những khi cảm xúc tuôn trào “You need someone older and wiser telling you what to do. I’m seventeen going on eighteen, I’ll take care of you…”

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Trải ra cùng với những khung cảnh tuyệt đẹp ở vùng Địa Trung Hải, Mamma Mia là bài ca rộn ràng ca ngợi tình yêu, tình bạn và tình cảm gia đình. Bộ phim đã thể hiện lại gần 20 ca khúc thuộc loại hay và tuyệt hay của ABBA với sắc màu mới mẻ từ chính những diễn viên trong phim. Đó là giọng ca êm ái của bà hoàng phim tâm lý tình cảm Meryl Streep, giọng trong trẻo của Amanda Seyfried và giọng nam trầm ấm của tài tử Pierce Brosnan. Trong giai điệu rộn ràng của bài hát Dancing Queen với phần vũ đạo của cả một đám đông sôi động, ta thấy được chân dung tinh thần của ba người phụ nữ trung niên nhưng tràn đầy sức sống và cảm nhận rõ ràng sự vững bền của một thứ gọi là tình bạn “And when you get the chance, you are the Dancing Queen, young and sweet, only seventeen..”

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Có lẽ trong vòng 5 năm gần đây, cái tên High School Musical của Disney Channel đã trở nên quen quá thuộc với khán giả tuổi teen với 225 triệu người xem trên toàn thế giới. Bộ phim mang đầy đủ các hương vị của đời sống học đường như tình bạn, tình yêu, lòng dũng cảm để dấn thân, vượt qua những giới hạn của bản thân và vươn tới ước mơ. Các hit của phim như Start Of Something New, Breaking Free, We’re All In This Together, What time is it,… được tìm kiếm và download liên tục trên các trang web âm nhạc. Album nhạc phim phát hành năm 2006 bán được 7.469 bàn trong tuần đầu tiên và đoạt giải thưởng âm nhạc Billboard trong hạng mục Album soundtrack của năm.

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Phim ca nhạc Việt Nam- nhiều hứa hẹn và thách thức

 

Hòa nhập với xu thế của thế giới, nhiều đạo diễn Việt Nam đã mạnh dạn thử sức với thể loại phim ca nhạc, cả truyền hình và điện ảnh. Hát Ca Bềnh Bồng, Những Nụ Hơn Rực Rỡ, Cho Một Tình Yêu,… bên cạnh nhiều thiếu sót, đã đem lại những điều mới mẻ thú vị cho khán giả.

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Phim Hát Ca Bềnh Bồng

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Với kinh phí vỏn vẹn 5 tỷ đồng, có lẽ ta cũng không nên đặt những đòi hỏi quá cao cho Những Nụ Hôn Rực Rỡ mà đúng hơn, ta cần trân trọng những gì mà đội ngũ làm phim đã đạt được. Điểm cộng dành cho phim này có lẽ thuộc về những khuôn hình đẹp mà đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã chăm chút thể hiện. Đó là những đoạn phủ màu xanh tươi của miền biển nhiệt đới, ánh trăng vàng, những chiếc đèn lồng và đặc biệt là cảnh nhân vật An (Minh Hằng) đứng lặng buồn nhìn người mình yêu hôn cô gái khác, giọt nước mắt khẽ rơi và tan vào trong gió.

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

Mặc dù đa số các bài hát  trong phim chỉ dừng lại ở mức minh họa chứ chưa thay được lời thoại của nhân vật, nhưng 14 ca khúc do nhạc sĩ Võ Thiện Thanh sáng tác này đã có thể che đi những khuyết điểm về lời thoại mà ta thường thấy trong các phim của Việt Nam và truyền tải cảm xúc cũng như thể hiện nội tâm nhân vật hiệu quả hơn. 

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể 

 

Dù chỉ mới chập chững bước chân vào thể loại phim ca nhạc, nhưng thể loại phim này vẫn hứa hẹn sẽ là một thị trường màu mỡ bởi tính mới lạ, sâu lắng qua giai điệu và ngôn từ. Khi âm nhạc và điện ảnh kết duyên, thế giới vẫn sẽ còn lắng đọng, đắm mình trong những thước phim mượt mà, những tình tiết hợp lí, đó là những lí do đảm bảo cho sự bất tử của thể loại phim ca nhạc trong hiện tại và cả tương lai.

 

Phim ca nhạc: Để âm nhạc thay lời kể

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan