Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

22:11 29/08/2021

Bữa cơm người Việt không thể thiếu rau nên mới có câu: “Cơm không rau như nhà đau không thuốc”. Không chỉ có các loại rau củ thông thường mà còn bao gồm các loại rau gia vị (rau sống, rau nêm…). Những loại rau này không chỉ giúp món ăn thêm ngon mà còn có tác dụng như những bài thuốc hay.

Share social

Bữa cơm người Việt không thể thiếu rau nên mới có câu: “Cơm không rau như nhà đau không thuốc”. Không chỉ có các loại rau củ thông thường mà còn bao gồm các loại rau gia vị (rau sống, rau nêm…). Những loại rau này không chỉ giúp món ăn thêm ngon mà còn có tác dụng như những bài thuốc hay.

 

Húng lủi

 

Rau có vị ngọt lạt, hơi cay, tính mát, thường dùng ăn sống kèm các món luộc, chiên, nướng…, thậm chí cho vào các món nước uống. Rau húng lủi có tác dụng thông hơi, hạ khí, giải ban nhiệt, thông kinh mạch và hạ hỏa nơi bàng quang.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Lòng luộc ăn kèm nhiều loại rau sống, trong đó không thiếu húng lủi

 

Sả

 

Là loại gia vị thông dụng, có mùi rất thơm nên thường dùng để ướp món ăn, cho vào nấu món, thậm chí ăn sống. Nếu biết cách, có thể nấu thức uống từ sả tươi. Ngoài ra, người ta còn dùng lá sả để xông hoặc cất lấy tinh dầu. Bên cạnh đó, nước lá sả dùng để gội đầu sẽ giúp nhẹ đầu, mượt tóc. Ăn sả có tác dụng tốt cho việc tiêu hóa, giúp thông hơi, trị cảm cúm.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Trà sả

 

Rau diếp cá

 

Rau có mùi tanh, vị hơi chua, tính ẩm. Cách dùng phổ biến là ăn sống, có tác dụng giải nhiệt, chữa trị bệnh ghẻ lở. Loại rau này rất dễ trồng, mau bén đất và lan nhanh. Do đó, bạn có thể trồng quanh nhà hoặc thậm chí cho vào chậu, rau vẫn sống tốt.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Lá chanh

 

Trong món Thái, lá chanh được sử dụng rất phổ biến, ở Việt Nam thì món gà lá chanh là đặc sản. Ngoài việc dùng như một loại gia vị, lá chanh còn có thể sắc chung với gừng, uống giúp lợi đàm thông cổ.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Món gà luộc lá chanh

 

Rau mùi

 

Rau mùi còn gọi là rau ngò ta để phân biệt với ngò tây (ngò gai). Rau mùi vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, lợi tiểu, ngăn đậu sởi mọc và có tác dụng tốt trong việc trị chứng phong tà.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Thì là

 

Thì là có vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa với món ăn, bổ thận, mạnh tì, trừ tướng, trị đau bụng, đau răng. Món ăn làm từ thì là đơn giản là thì là luộc chín, trộn dầu, muối ăn. Ngoài ra, hạt thì là cũng được chế biến để làm một loại gia vị đặc biệt, giúp điều hòa món ăn.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Hoa thì là khi khô sẽ kết hạt

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Canh nghêu thì là

 

Tía tô

 

Có vị cay, tính ấm, vào phế tâm, giúp ra mồ hôi, hạ khí, tiêu đàm, chữa cảm cúm, trị ho tức ngực, nôn đầy. Lá tía tô dùng để ăn sống hoặc nấu canh, tiêu trừ chất độc. Hạt có thể nghiền nhỏ, nấu cháo ăn rất tốt.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Cháo lá tía tô có thể giải cảm rất tốt

 

Rau răm

 

Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, chữa đau bụng lạnh, có thể trị vết thương do rắn cắn (đắp hoặc uống), chàm ghẻ, sưng chân và mụn trĩ (nấu nước xông  và ngâm rửa). Rau răm có thể dùng làm rau sống và rau gia vị cho vào canh ăn. Ngoài ra, rau răm ăn kèm với hột vịt lộn là rất “đúng bài”.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Hột vịt lộn không thể thiếu rau răm

 

Rau cần

 

Rau cần vị thơm ngon, tính bình, không độc, dưỡng huyết, thông lợi đường ruột, thanh nhiệt, giải khát, ích tâm. Có hai loại rau cần: cần nước và cần khô, đều có thể dùng làm dưa chua hoặc rau sống, có tác dụng dưỡng huyết, lợi đại tràng, trị tiểu đường.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Rau cần trong mớ rau cải hàng ngày

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Hành

 

Hành là loại gia vị thông dụng, có mặt trong rất nhiều món ăn Việt. Cây hành vị cay, tính bình, riêng lá có tính ấm, không độc, là vị thuốc chủ yếu giúp giải dẫn khí độc, điều hòa thân nhiệt, chủ trị chứng thương hàn nóng lạnh, thổ tả co rút gân, giúp thông sữa, an thai, giúp ra mồ hôi, lợi thủy, chữa các chứng âm độc, đau bụng, giải độc, sát trùng. Thế nên mới có việc Thị Nở nấu cháo hành cho Chí Phèo, ăn xong, Chí cũng tỉnh hẳn.

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Rau gia vị - ăn mà nên thuốc

 

Cháo hành giải cảm

 

 

Minh Thư

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan