Sự thật của nước hoa - Bài 2: Sự thật của nước hoa Pheromone

22:11 29/08/2021

Nếu như ở phần một, nghiên cứu thứ nhất liên quan tới cảm xúc buồn thì nghiên cứu thứ hai lại liên quan tới cảm giác sợ hãi. Quá trình thực nghiệm tương tự với thực nghiệm được giới thiệu ở phần 1.

Share social

SỰ THẬT CỦA NƯỚC HOA

Bài 2 : SỰ THẬT CỦA NƯỚC HOA PHEROMONE

 

 

 

Bài viết / Hình ảnh : Lim Woncheol

 

Nếu như ở phần một, nghiên cứu thứ nhất liên quan tới cảm xúc buồn thì nghiên cứu thứ hai lại liên quan tới cảm giác sợ hãi. Quá trình thực nghiệm tương tự với thực nghiệm được giới thiệu ở phần 1.

 

Nỗi sợ hãi khác với sự thay đổi của cảm xúc buồn, có thể nói đó là trạng thái cấp bách trực diện với sinh mệnh, và đối với động vật, đây là thứ phát triển trước nhất trong số các phương tiện truyền đạt qua pheromone. Tại sao lại thế nhỉ? Nếu thấy nhiều mẫu nghiên cứu, các bạn sẽ phát hiện ra cả thực vật cũng có hình thức trao đổi thông hiểu về tình trạng sợ hãi.

 

Các loại cây keo ở hoang mạc bài tiết thành phần mang tính bốc hơi rất nhanh trong trường hợp động vật ăn cỏ định ăn mất mình. Các thành phần này phát tán trong không khí lan truyền tới các cây gần đó để cho biết về tình trạng hiện giờ của chính nó. Các cây keo khác tiếp nhận ‘thông tin’ cấp bách qua thành phần mùi ngay lập tức tạo nên vô số tannin độc tính và có vị cực kì đắng. Lúc này, các động vật ăn cỏ sẽ không thể ăn mất lá cây của chúng. Một cây đã hi sinh nhưng nhờ đó mà những cây khác được sống sót. Chúng ta có một trường hợp khác nữa, từ giống rệp vừng. Nếu loại cây này bị tấn công, nó cũng tiết ra một loại pheromone tương tự để mình không bị tấn công nữa.

 

Sự thật của nước hoa - Bài 2: Sự thật của nước hoa Pheromone

 

Một cảnh của phim “Nước hoa” nói đến pheromone con người

 

Sợ hãi không chỉ là ngôn ngữ riêng của những lại có hệ thần kinh. Theo như chúng ta thấy chúng không đứng yên chịu đựng trong im lặng, là dáng vẻ rất khác với dáng vẻ của các loài thực vật, không giống với cả thánh nhân công tử luôn chia sẻ tất cả những gì mình có. Cả các loài thực vật cũng phải lên tiếng để đấu tranh cho sự sống còn của mình.

 

Sự thật của nước hoa - Bài 2: Sự thật của nước hoa Pheromone

 

Bức tranh “Tiếng thét” nổi tiếng của Munch Edward

 

Bây giờ, tôi sẽ thử giả định một điều vô cùng thú vị. Những vật chất mang tính bốc hơi mà các loài thực vật tiết ra, nếu là một loại ngôn từ chỉ các thực vật mới hiểu với nhau thì những hương liệu thiên nhiên mà chúng ta thích dùng trong các loại nước hoa có thể là câu chuyện của các loài thực vật sử dụng ngôn từ thực vật. Vậy, nếu thật như thế thì tôi bỗng tò mò không biết các loài thực vật có suy nghĩ thế nào khi nghe mẩu chuyện này nữa. Cũng có thể chúng sẽ cười mỉa và coi như rác rưởi – một điều không thể nào, mà cũng có thể chúng sẽ run lên sợ hãi.

 

Sự thật của nước hoa - Bài 2: Sự thật của nước hoa Pheromone

 

Xây dựng giả định tương tự với đối ứng của các loài thực vật như thế về nỗi sợ hãi, chúng ta có một thực nghiệm với đối tượng là con người như sau: Trước hết, sự hình thành tình huống sợ hãi rất đơn giản. Hãy xem phim kinh dị. Lúc đó, chính mồ hôi tiết ra ở vùng nách của những người xem phim kinh dị cho ta biết được dấu hiệu của sự sợ hãi. So với mồ hôi của những người xem phim thường thì nó vô cùng khác. Việc phân biệt hai chất bài tiết thành mùi là toàn bộ của thực nghiệm lần này. Quá trình thực nghiệm này nếu chỉ kết luận đây là kiểu không mang hương thơm gì lắm và đơn thuần thì chúng ta có thể phân biệt mồ hôi thành tổng loại 2 mùi.

 

Nói về khác biệt của mùi thì mồ hôi của người xem phim kinh dị nặng hơn, không được thơm tho và mang tính công kích đối phương nhiều hơn. Trong trường hợp tộc người Mông Cổ đặc trưng cảm thấy mình gặp nguy hiểm về tính mạng thì họ sẽ để biểu thị “Khu vực nguy hiểm” thành mùi ở khu vực đó. (Các bạn có thể nghĩ nó giống với việc các chú cún con vừa đi tè ở cột điện vừa biểu thị khu vực cho riêng mình vậy đó). Nếu thế thì tộc người Mông Cổ ngửi được mùi đó và sẽ tránh xa khu vực đó.

 

Hai nghiên cứu tôi đề cập đến giờ, nếu “mùi vị của sự sợ hãi” được bài tiết thành mồ hôi và “mùi vị của nỗi buồn” được bài tiết thành nước mắt thì chúng ta có thể chấp nhận một cách tích cực tín hiệu cực vĩ đại về khả năng tồn tại của pheromone do con người tiết ra. Đặc biệt, mùi mồ hôi của nam / nữ có thật sự mê hoặc đối phương hay không? Tôi đã đặt ra nghi vấn như thế. Con người là động vật vô cùng lí tính và có ý thức nên vấn đề phán đoán như thế chúng ta không thể lí giải một cách logic được. Vì mùi của anh chàng đó hay người phụ nữ đó mà ta thích cô ta / anh ta đến điên lên được. Có thế nào thì tôi rất muốn tin câu chuyện “không thể lãng mạn” này đấy!

 

Và trong bài tiếp theo, tôi định tập trung lí giải về vấn đề đó. Vấn đề liên quan đến tình yêu với mùi mồ hôi không mấy lãng mạn này.

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan