Survival Movies: thử cảm giác chết!

22:11 29/08/2021

Ranh giới giữa sự sống và cái chết là thời điểm vô cùng đặc biệt. Tại đó, ta bỗng biết được giới hạn của bản thân mình là ở đâu và khi vượt qua nó,

Share social

SURVIVAL MOVIES: THỬ CẢM GIÁC CHẾT!

 

 

 

Ranh giới giữa sự sống và cái chết là thời điểm vô cùng đặc biệt. Tại đó,  ta bỗng biết được giới hạn của bản thân mình là ở đâu và khi vượt qua nó, ta biết bản thân mình mạnh mẽ tới mức nào, những điều gì thực sự quý giá với cuộc đời mình và có khi là cả những triết lý có giá trị khai sáng tâm hồn. Survival movies hay các phim có nội dung nói về khả năng đấu tranh sinh tồn của con người vẫn luôn là dòng phim được yêu thích chính bởi những cảm giác chân thật đến nghẹt thở mà nó mang lại khi đưa người xem đến ranh giới sống – chết đó.

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

Phim Alive (1993)

 

Không giống như các phim kinh dị, nỗi sợ mà các phim sinh tồn mang đến chân thật chứ không huyễn hoặc, hoang đường. Đó là nỗi sợ bắt rễ ăn sâu trong mỗi con người từ thuở sơ khai mà trong thế giới hiện đại, văn minh, ta cứ ngỡ là mình đủ mạnh mẽ để chế ngự được: sợ bóng tối, sợ không gian hẹp, sợ độ cao, sợ đơn độc,… Nỗi sợ đơn giản, cái chết cũng đến một cách dễ dàng mà không cần có thiên tai, quái vật, người ngoài hành tinh hay một thế lực tâm linh thần bí nào, con người chết một cách đơn giản vì thiếu thức ăn, thiếu nước, chết giữa bầy mãnh thú đang đói khát hay chỉ đơn giản là không có không khí để thở… Đó cũng chính là điểm đặc biệt của các phim sinh tồn: trả con người về giá trị sơ nguyên nhất và đấu tranh giành lấy sự sống bằng bản năng, nghị lực. Các bộ phim sau đây là những ví dụ điển hình về sức sống mạnh mẽ của con người giữa ranh giới sống – chết đó.

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

Dựa trên một câu chuyện có thật, 127 Hours (2010) của đạo diễn tài ba Danny Boyle từng lừng danh với Slumdog Millionaire kể về anh chàng Aron Ralston (James Franco) đơn độc giữa vách đá suốt 127 giờ đồng hồ. Aron kẹt giữa khe núi của khu Canyonlands National Park với một hòn đá đè nát tay mình, lạnh lẽo, đau đớn, không có nước uống,… 

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

Để ngăn chặn sự tuyệt vọng có thể ập đến bất cứ lúc nào và giết chết mình trước khi cơ thể mình kiệt quệ, Aron tự vực dậy bản thân bằng đủ các cách như tự diễn kịch một mình, quay phim lại những điều anh muốn nói với người thân – những người quý giá mà anh thờ ơ, vẽ ra trong đầu những viễn tưởng đẹp đẽ,… Rồi khi vượt quá sức chịu đựng, khi tự uống nước tiểu của mình cũng không đủ để sống, Aron quyết định tự chặt đi bàn tay mình bằng một con dao cùn để giành lấy sự sống. Phải, anh giành lấy sự sống một cách đau đớn, quyết liệt và đầy dũng cảm như thế.

 

“Tảng đá đó đã chờ tôi suốt cuộc đời của nó. Kể cả khi nó còn là một thiên thạch ngoài vũ trụ hàng triệu, hàng tỉ năm trước, nó vẫn đợi tôi đến. Và cả cuộc đời tôi, từ giây phút tôi được sinh ra, mỗi hơi thở, mỗi hành động của tôi đều đã dẫn dắt tôi đến với hòn đá này”

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

Nhờ tài dẫn dắt, thể hiện của các đạo diễn mà các phim đấu tranh sinh tồn còn có một điều thú vị nữa là nó mang đến người xem những trải nghiệm mới mẻ đầy sống động tại những môi trường khác nhau. Nếu như với 127 hours, bạn thấy mình chông chênh, hẫng hụt giữa hai vách núi dựng đứng thì với Cast Away (2000), bạn sẽ bị rợn ngợp giữa biển khơi bao la.

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

Chunk Noland (Tom Hanks) là một kỷ sư của công ty giao nhận Fedex. Một lần đi công tác, máy bay của Chunk gặp tai nạn và lao xuống Thái Bình Dương nhưng Chunk may mắn không chết và trôi dạt vào một hoang đảo. Tại đây, Chunk bắt đầu cuộc sống như một Robinson với quả bóng chuyền làm bạn và lấy niềm mong mỏi được gặp lại người yêu làm động lực sống mỗi ngày cho mình. Bộ phim này đã từng mang về cho Tom Hanks nhiều giải thưởng như: giải nam diễn viên xuất sắc nhất của Hiệp hội những nhà phê bình phim New York, Chicago...

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

Buried (2010) là 95 phút ngột ngạt, tĩnh lặng trong một chiếc quan tài chôn sâu dưới lòng đất. Một phút mở đầu của phim hoàn toàn là sự im lặng và bóng tối đen đặc, chỉ có tiếng thở gấp hoảng loạn của Paul Conroy (Ryan Reynolds) khi anh nhận ra mình đã bị chôn sống. Là một tài xế xa tải người Mỹ tại Irag và vô tình trở thành nạn nhân của chiến tranh bởi dưới con mắt đau thương đến điên cuồng của người Irag, Paul cũng chẳng khác những lính Mỹ phá hoại quê hương họ.

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

Nếu như đầu phim là sự yên lặng đơn thuần thì càng về sau, không khí phim lại càng bị bao trùm bởi sự im lặng của tuyệt vọng và thờ ơ. Paul có một chiếc điện thoại di động trong tay, hàng loạt số điện thoại được gọi đi nhưng vợ anh không nghe máy, một người bạn bận đi siêu thị, những người lãnh đạo từ công ty tới bộ máy chính quyền hoặc đi vắng, hoặc thăm dò và buộc anh đảm bảo giữ kín chuyện bị bắt cóc. Không ai lắng nghe sự hoảng loạn và nỗi tuyệt vọng của anh. Và chua chát thay, cuộc gọi đến của giám đốc nhân sự công ty anh được ghi âm lại cũng chỉ vì để lạnh lùng thông báo: Paul không còn là nhân viên của hãng khi bị bắt cóc và do đó bảo hiểm xã hội của Paul cũng không được chi trả. Từ sự im lặng, Buried đã nói lên bao sự thật phũ phàng đến đáng sợ về bi kịch con người tại các đất nước có chiến tranh.

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

“Nếu muốn đi nhanh, cứ đi một mình. Nhưng muốn đi xa, hãy đi cùng nhau!” The Way Back (2010) là câu chuyện minh chứng cho câu nói đó qua chuyến trường chinh tìm vượt qua 4.000 dặm đường về với tự do của những tội nhân. Bộ phim lấy bối cảnh vào năm 1939 - 1940, giai đoạn đầu của Thế chiến II. Những kẻ phạm tội bị đày đến trại tập trung ở Siberia để lao động, cải tạo trong nhiều năm trời. Không chịu chết dần chết mòn tại đây, họ, gồm anh chàng trẻ tuổi người Ba Lan Janusz, tên tội phạm máu lạnh Valka, Smith đến từ Mỹ cùng vài người khác quyết định bỏ trốn.

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

Chỉ có một ít thức ăn và trang bị mà không có ý thức về phương hướng cụ thể, họ chỉ biết bước tới và không ngừng bước. Hành trình của họ trải qua nhiều thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt như bão tuyết mù trời hay sa mạc Gobi nóng bỏng rát. Gian khổ như The Way Back không hề bi lụy mà hướng đến sự tin tưởng, đoàn kết của cả nhóm. Nhờ đó, mấy con người ấy làm nên một hành trình bất ngờ xuyên qua Siberia từ Bắc xuống Nam đến biên giới Mông Cổ, vượt qua sa mạc Gobi và cuối cùng dừng chân tại Ấn Độ.

 

Survival Movies: thử cảm giác chết!

 

 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Lt

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan