Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

22:11 29/08/2021

A good day to die hard, Iron man 3, Fast & Furious 6, Hangover 3, Despicable me 2 v.v… một loạt phim đã và đang chuẩn bị bùng nổ tại các rạp cho thấy xu hướng làm phim phần tiếp theo vẫn là hướng chủ đạo...

Share social

TẢN MẠN VỀ NHỮNG BỘ PHIM NHIỀU PHẦN

 

 

 

A good day to die hard, Iron man 3, Fast & Furious 6, Hangover 3, Despicable me 2 v.v… một loạt phim đã và đang chuẩn bị bùng nổ tại các rạp cho thấy xu hướng làm phim phần tiếp theo vẫn là hướng chủ đạo của điện ảnh thế giới 2013, đó cũng có thể là xu hướng trong tương lai khi Hollywood đã cạn kiệt ý tưởng.

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Speed 1 (1994) bộ phim làm nên tên tuổi của diễn viên Keanu Reeves

 

Làm nên một tựa phim thành công vốn đã rất khó nhưng làm phần tiếp theo của một phim đã thành danh cũng không dễ dàng chút nào. Năm 1994, chuyến xe buýt mang tốc độ chết chóc trong phim Speed đã đưa tên tuổi Keanu Reeves và Sandra Bullock lên hàng ngôi sao của thế giới, trong khi đó hãng sản xuất thắng lớn khi phim đạt doanh thu cao gấp mấy lần so với tiền bỏ ra. Với ý định “dựa hơi” phim trước, Speed 2: Cruise Control ra đời năm 1997 với mô tuýp tương tự nhưng nhanh chóng bị đánh giá là trong những phần tiếp theo chán nhất mọi thời đại. Con tàu bị khủng bố trong Speed 2 chỉ khiến người ta nhớ nhiều hơn đến chiếc xe bus đơn giản mà chết chóc trong phần 1, còn kẻ ác thì bị cho là “què quặt, nhạt nhẽo” không thể nào so được với màn diễn xuất của Dennis Hopper trong bộ phim đầu, đó là chưa kể sự vắng mặt của ngôi sao Keanu Reeves. Đó là một dẫn chứng rõ ràng nhất cho thấy: làm phim phần tiếp theo tuyệt nhiên không phải là miếng bánh dễ nuốt trôi.

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Speed 2 (1997) một phim phần tiếp theo thất bại thảm hại

 

Trong lúc nhu cầu của khán giả ngày càng tăng, tốc độ sản xuất phim ngày càng ồ ạt thì hiệu quả tất yếu dễ nhìn thấy nhất là việc những ý tưởng mới sản sinh không kịp nhu cầu, vì thế mà làm phim phần tiếp theo của một bộ phim đã thành công trước đó trở thành cứu cánh đáng kể cho ngành công nghiệp điện ảnh. Từ đó, công nghệ làm phần tiếp theo cũng cải tiến không ngừng theo thời gian, tạo nên một phân khúc đáng kể trong lượng phim sản xuất ra mỗi năm.

 

Ưu thế của phim phần tiếp theo rất dễ thấy, chỉ việc cái tên giống với tên của phim đã thành công vang dội trước đó thì đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn không cần phải chi cho công tác quảng bá, không chỉ kéo fan cũ của phim trước đến rạp mà còn hình thành một lượng fan mới do các fan ruột lôi kéo, giới thiệu. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, phần tiếp theo cũng đòi hỏi yêu cầu rất rõ:

 

1 - Giữ được bộ khung diễn viên chính coi như bảo đảm hơn 60%  thắng lợi (việc Speed 2 thảm bại do Keanu Reeves không tham gia là ví dụ dễ thấy nhất)

 

2- Phần 2 đảm bảo ít nhất phải giữ được cái hay tương tự với phần trước cộng với một ít biến tấu mới lạ (hoặc hay hơn), nếu không khán giả sẽ quay lưng với phim ngay.

 

Thông thường cái bóng quá lớn của phần trước luôn là thách thức lớn nhất cho các phim phần tiếp theo, chỉ cần làm không hay bằng thì chỉ việc các fan truyền miệng với nhau cũng đủ làm phim thất bại. Phần tiếp theo chưa chắc đã hay như phần đầu, nhưng một series kéo dài hơn 3 phần thì coi như đã tạo dựng được tên tuổi cho tựa phim đó. Trường hợp Fast & Furious 6 ra rạp trong năm 2013 này là một chặng đường đáng học tập cho những nhà định sản xuất phim nhiều phần.

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Fast and the furious ra mắt phần 1 vào năm 2001, đánh dấu bước đột phá trong sự nghiệp của hai tài tử Vin Diesel và Paul Walker. Tuy nhiên, hai năm sau, 2 Fast 2 Furious, chỉ còn một mình Paul Walker. Thiếu Vin Diesel, lượng khán giả của phim cũng giảm đáng kể. Tới phần 3, thiếu cả Paul thì doanh thu thấp hẳn so với hai phần đầu và nội dung phim cũng bị đánh giá là kém đi nhiều. Nhận biết được sự thất bại của phần 3, các nhà biên kịch đã nhanh chóng xây dựng một kịch bản mới cho phần 4, với sự trở lại của Vin Diesel không chỉ trong vai trò diễn viên, mà còn là nhà sản xuất chính. Chính hai diễn viên cũ này đã mang lại sức sống cho phần 5 của bộ phim. Kịch bản được đổi mới cũng là một yếu tố quyết định thắng lợi của series này. Nếu như từ đầu tư tưởng chủ đạo của loạt phim này là những màn đua xe “chợ đen” khốc liệt của thế giới ngầm, thì từ phần 5 và phần 6 này, phim không những giữ lại phong cách tốc độ, xe đẹp mà còn biến tấu cho việc hình thành một băng nhóm siêu đẳng, không chỉ đua xe giỏi mà giờ sử dụng kĩ năng của mình để chống lại các tội phạm đẳng cấp quốc tế, sự thay đổi này nhanh chóng được khán giả chấp nhận, quyết định thắng lợi về doanh thu cho Fast 5 và có lẽ sẽ thêm Fast 6 sau mùa hè năm nay.

 

Việc giữ được bộ khung diễn viên chính cho các phần tiếp theo luôn là thách thức không nhỏ cho các nhà sản xuất vì sau một bộ phim thắng lợi, tiền cát-xê của các ngôi sao sẽ tăng vọt, đó là chưa kể họ có thể bận tham gia các dự án phim khác, chính vì thế một loại hình làm phim nhiều phần ra đời: làm 1 lần, chiếu từ từ.

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Đó là trường hợp của Chúa tể những chiếc nhẫn và Cướp biển vùng Caribe. Các nhà sản xuất của 2 bộ phim này đã táo bạo kí với cả ekip làm phim lẫn diễn viên một bản hợp đồng dài hạn để đóng một lần cả 3 phần, sau đó hãng mới tung từng phần ra rạp theo từng năm một. Đây là một cách làm sáng tạo khi “chốt” giá được các diễn viên ngay thời điểm bắt đầu quay phim, chưa kể là đảm bảo được sự có mặt của các diễn viên ở phần sau mà không lo việc họ mãi chạy theo các dự án khác. Đó là một cách làm hay nhưng không kém phần nguy hiểm bởi cách này đòi hỏi một số vốn lớn do sản xuất 1 lần cả 3 phần (tương đương với 3 phim độc lập), hơn nữa, việc phim chưa ra rạp thì không thể nói trước được gì về doanh thu, nếu phần 1 chết yểu thì rất dễ kéo theo cả 2 phần còn lại, nên nghĩ cho cùng, đây vẫn là nước cờ rất mạo hiểm.

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Một chiêu trò khác là sau khi cảm thấy hướng đi của series cũ đã không còn thu hút khán giả thì phần tiếp theo gần như làm lại hoàn toàn, điển hình là series Spider Man. Bộ 3 Spider Man do Tobey Maguie thủ vai chính đã thành công quá vang dội, nhưng phần tiếp theo The Amazing Spider Man gần như kể lại từ đầu câu chuyện với phần khởi đầu có một số điểm thay đổi so với Spider Man 1. Cách làm này có vẻ khá tốt khi không tốn một khoản tiền lớn để mời ngôi sao thành danh của phim trước, chỉ là xây dựng lại một thương hiệu cũ dạng khác với ít tốn kém hơn và quan trọng là mở ra một lối đi mới cho tựa phim này nhằm tránh cái bóng quá lớn của series cũ.

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Sau thắng lợi của bộ 3 series X-Men, hãng Fox đã khôn khéo khi tiến hành một lượt cả 2 cách làm cho những phần tiếp theo của series này. Họ tung ra phần 4 mang tên: X-Men First Class với nội dung xoay quanh những diễn biến xảy ra trước thời điểm của cả 3 phần trước, mang đến một cái nhìn mới mẻ cho những nhân vật vốn đã quen thuộc với khán giả và cách làm này đã thắng to. Song song đó là cách làm thứ 2: làm riêng phim về từng nhân vật trong series mà điển hình là Wolverine. Phim riêng về nhân vật dị nhân người sói này thậm chí còn thắng lợi đến mức Fox quyết định làm tiếp phần 2 cho riêng nhân vật này với tựa đề The Wolverine sẽ ra mắt vào mùa hè này. 

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Nếu như X-Men làm theo tiêu chí xé lẻ từng nhân vật ra để kiếm lời, thì The Avengers tiêu biểu cho một kiểu làm mới “khủng bố” hơn. Siêu phẩm của Marvel và Paramout này gần như ngược lại hoàn toàn so với X-Men. Họ tiến hành làm phim riêng về từng nhân vật trước trong nhóm Avengers như Thor, Captain America, Iron Man, Hulk để rồi mùa hè 2012 tung ra “quả bom điện ảnh” The Avengers tập hợp tất cả các siêu anh hùng nói trên lại. Phim này trở thành cơn bão tung hoành các rạp phim trên khắp thế giới mà đến cả 1 năm sau người ta vẫn cứ nói về nó như một hiện tượng chỉ mới xảy ra. Hiện tại, các nhà sản xuất vẫn tiến hành song song làm phim các phần tiếp theo cho từng nhân vật của Avengers, đồng thời chuẩn bị quả bom thứ 2: Avengers 2 vào một thời gian gần. Đây quả là một cách làm táo bạo khi quảng bá từng nhân vật trước để rồi tập hợp tất cả lại và “thắng” một cú cực lớn. Dĩ nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với những hãng có nguồn vốn khổng lồ, đủ sức nuôi những dự án dài hơi như Marvel và Paramout.
Dù thế nào đi nữa, xu hướng này chắc chắn vẫn sẽ còn cầm ấn tiêng phong trong một thời gian tới trước khi có những phương án khác hiệu quả hơn. Dưới đây là những thống kê thú vị về các phim nhiều phần.

 

+ Dài nhất, Doanh thu cao nhất, thời gian sản xuất lâu nhất.

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Kỷ lục siêu dài này thuộc về anh chàng siêu điệp viên 007 của M16, với số phần lên tới con số 23, từ phần đầu tiên có tên Tiến sĩ No đến phần gần đây nhất là Skyfall (2012).Series về James Bond còn chiếm cả kỷ lục về  số diễn viên tham gia đóng vai nam chính nhiều nhất là 6 người. Và thời gian sản xuất quay dài nhất từ 1962 đến 2012 và sẽ còn nhiều phần tiếp tục được quay trong tương lai.

 

+ Đoạt nhiều giải Oscar nhất

 

Series Chúa tể của những chiếc nhẫn với 17 giải Oscar bao gồm: Phần 1: 4 giải, phần 2: 2 giải và Phần 3: Sự trở lại của nhà vua đoạt 11 giải, trong đó có các giải quan trọng như: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, âm nhạc, bài hát, hình ảnh, biên tập...

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Xếp thứ hai là series Chiến tranh giữa các vì sao với 10 tượng vàng, và Series phim bố già với 9 giải.

 

+ Kinh phí đầu tư cao nhất cho một phần trong series

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Phần 3 của series Cướp biển Caribe: Nơi tận cùng thế giới với con số 300 triệu USD, bộ phim đúng là quả bom nổ ra tiền khi giá trị thu về cao gấp 3 lần số tiền đầu tư.

 

Đứng thứ 2 là phần 3 của series Spider man: 258 triệu USD. 

 

+ Series gia đình hài hước nhất

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

Ở nhà một mình xứng đáng nhận được danh hiệu này khi mà khán giả phải bò lăn ra cười vì chú bé Kevin – kẻ luôn bị gia đình bỏ rơi vì nghịch ngợm và ương bướng.

 

Tản mạn về những bộ phim nhiều phần

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan