Thánh Địa Mỹ Sơn

22:11 29/08/2021

Có người nói rằng, cảm nhận vẻ đẹp của những tháp Chăm tại Việt Nam thông qua hình ảnh, đoạn phim thôi thì chưa đủ mà phải được nghe thêm những câu chuyện về sử cũ người Chăm mới thấm. Điều này đã thúc dục tôi làm một chuyến đi khám phá dấu tích...

Share social

Có người nói rằng, cảm nhận vẻ đẹp của những tháp Chăm tại Việt Nam thông qua hình ảnh, đoạn phim thôi thì chưa đủ mà phải được nghe thêm những câu chuyện về sử cũ người Chăm mới thấm. Điều này đã thúc dục tôi làm một chuyến đi khám phá dấu tích của những ngôi tháp chăm còn sót lại trên Tổ Quốc mình.

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Đường dẫn vào thánh địa

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Quanh cảnh thánh địa

 

Ở Việt Nam có khoảng 50 tháp Chăm, nằm rải rác ở các tỉnh ven biển miền Trung. Đi dọc đường quốc lộ nhìn lên núi, tôi bắt gặp rải rác những ngôi tháp Chăm nhiều tầng. Nhìn xa xa những hình ảnh ngôi tháp thật đẹp, một kiến trúc rất riêng còn sót lại trong cuộc sống hiện đại. Theo các nhà khoa học, những ngôi tháp “trẻ” nhất cũng có tuổi đời 5 đến 6 trăm năm, có ngôi tháp tới cả nghìn năm tuổi.

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Đền chính tại khu B

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Kiến trúc các tòa tháp khác nhau

 

Ngôi tháp tôi đặt chân đến là cả một quần thể kiến trúc độc đáo đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đó chính là Thánh địa Mỹ Sơn. Tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km. Thánh địa Mỹ Sơn không quá xa lạ đối với du khách trong và ngoài nước, đây là tổ hợp bao gồm nhiều đền  Chămpa, trong một thung lũng, bao quanh bởi đồi núi.Đến nơi đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi tháp lâu đời, đánh dấu sự có mặt của một Vương quốc Champa một thời. Mặt tường ngoài của tháp được chạm khắc hình hoa lá, chim muông, vũ nữ… với đường nét tinh xảo.

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Khu tháp trưng bày hiện vật

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Các đền tháp luôn là sự bí ẩn cho du khách

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Chữ xưa thời Champa

 

Theo lời của hướng dẫn viên thì, nơi đây được xem là “cấm địa”, chỉ có những người có chức sắc mới được vào nơi đây để thực hiện các nghi thức trang trọng. Trong hệ thống đền tháp Ấn Độ giáo gồm: đền chính, các đền phụ, các đền nhỏ và các công trình phục vụ tế lễ. Đây là địa điểm đầu tiên, mà du khách thường đặt chân khi đến với Mỹ Sơn. Các ngôi đền này thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Các đền phụ thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không có cửa sổ, chỉ các công trình tháp phụ mới có cửa sổ.

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Phế tích còn lại

 

Những mảnh rêu phong đãđánh dấu một sự lâu đời và cổ kính, giữa cáclớp gạch không có một vật liệu kết dính nào nhưng những tòa tháp này vẫn đứng vững thách thức thời gian. Mộtđiều mà không chỉ tôi mà những ai đến đây đều hỏi, người Chăm có bí quyết làm gạch xây tháp như thế nào để từng ngọn tháp vẫn đứng vững dù thời gian “công phá” mãnh liệt. Tuy có một số công trình bị tàn phá, nhưng những giá trị lịch sữ của một quần thể này vẫn mang một giá trị lớn và là sự bíẩn của các nhà khoa học.

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Hiện vật trưng bày

 

Chia tay thánhđịa, nhưng những lòng cảm phục rất lớn đối với thành tựu người Chăm để lạiđã in sâu trong tôi. Đặt chân đến để khám phá và tìm hiểu để yêu thêm một phần của Tổ Quốc, tôi thầm cảmơn những di tích này, nhờ những gì còn lại mà để giờđây mọi người sống và nhìn lại lịch sự trân trọng vàthán phục. Nếu có dịp du lịch miền trung tôi nghĩ thánhđịa Mỹ Sơn là nơi bạn không thể bỏ qua.

 

 

Bài viết được viết bởi Thành viên Lê Thị Ái

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan