Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

22:11 29/08/2021

Buồn chán, bi quan, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì…, bạn đường vội coi thường những biểu hiện có vẻ rất bình thường và mang đặc trưng của “bệnh văn phòng” này. Rất có thể đó là khởi đầu của việc bạn bị bệnh trầm cảm, một căn bệnh đang lan...

Share social

Buồn chán, bi quan, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì…, bạn đường vội coi thường những biểu hiện có vẻ rất bình thường và mang đặc trưng của “bệnh văn phòng” này. Rất có thể đó là khởi đầu của việc bạn bị bệnh trầm cảm, một căn bệnh đang lan rất nhanh trong công sở. 

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

Hội chứng trầm cảm là gì? Tất cả chúng ta đều đôi khi thấy buồn hay u ám trong phút chốc, và cũng là một điều rất đỗi bình thường khi bạn đau khổ trước một tình huống buồn bực nào đó, chẳng hạn như mất mát người thân trong gia đình, mất việc, hay li dị.

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

Bạn đừng chủ quan với những biểu hiện mệt mỏi về tinh thần

 

Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những cảm giác kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cản trở đời sống thường nhật, có thể điều gì đó nghiêm trọng hơn cảm giác chán đời thông thường đã xảy ra. Đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

 

Trầm cảm gây ra tác hại gì? Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về những cảm giác này. Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự sát.

 

Vì sao dân công sở dễ mắc “hội chứng trầm cảm”?

 

Nguyên nhân trước hết chính là từ áp lực công việc. Tình hình kinh tế không thực sự khả quan, công ty cắt giảm nhân sự, ngoài việc một nhân viên phải gánh việc thêm của 2, 3 người khách để lại, người làm văn phòng còn phải chịu một áp lực khác đến từ sự cạnh tranh trong công việc.

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

Áp lực cùng vô số việc không tên tại công sở khiến bạn dễ rơi vào khủng hoảng

 

Đặc biệt với phụ nữ, ngoài phải làm tốt công việc trên công ty, họ còn phải chu toàn công việc nhà và có thể là cả chuyện con cái. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến môi trường công sở luôn trở thành một nơi đấy áp lực. Hội chứng trầm cảm cũng từ đây mà sinh ra.

 

Một nguyên nhân nữa nằm chính ở môi trường công sở mà mọi người đang làm việc. Nếu bạn đang làm việc trong một môi trường cởi mở, giờ giấc không quá khắt khe, nhân viên với nhân viên; sếp với nhân viên có sự thấu hiểu nhau, thì những mệt mỏi, áp lực từ công việc có thể sẽ giảm đi.

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

Môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý làm việc

 

Ngược lại, nếu môi trường làm việc của bạn chỉ đơn thuần là bốn bức tường và màn hình máy tính mà thiếu đi trong đó tình “con người”, thiếu sự chia sẽ và thấu hiểu thì ắt hẳn không sớm thì muộn bệnh trầm cảm sẽ gõ cửa hỏi thăm bạn.

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

Có hằng hà sa số những nguyên nhân chỉ ra vì sao dân công sở dễ mắc hội chứng “trầm cảm”

 

Lười vận động có thể dẫn tới trầm cảm. Ru rú trong nhà cả ngày và không tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể khiến con người ta trở nên lười biếng hoặc ăn quá nhiều. Lười biếng và thân hình quá khổ là cách chắc chắn để đưa bản thân vào trạng thái trầm uất. Nó không chỉ làm giảm khả năng vận động cơ thể mà còn làm giảm cả sự tự tin. Ngoài ra, khi cảm thấy trầm uất, thì tập luyện là thứ cuối cùng mà ta nhớ đến. Lúc đó bạn sẽ thích ngồi và khóc lóc hơn là đi lại.

 

Bạn phải cần làm gì để có thể thoát khỏi mớ bong bong này?

 

Vạch kế hoạch những hoạt động giải trí: Thử những điều bạn thích hay từng thích. nếu bạn cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn, tạo cho bạn được cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị. 

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

Quá ham công việc, bạn sẽ bỏ qua nhiều thứ

 

Không quên vận động: Bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên. Bạn không cần phải đến phòng tập đều đặn. Hãy bắt đầu bằng đi bộ mỗi ngày. Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ dễ đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.

 

Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình: Mặc dù bạn bè, người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Hãy giải bày với gia đình và bạn bè tin cậy, nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận và tìm lại ở họ sự đồng cảm chia sẻ.

 

Trầm cảm “kẻ thù thầm lặng”

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan