Truy tìm nguồn gốc bánh trung thu

22:11 29/08/2021

Lại một mùa trung thu nữa về, đường phố đã bắt đầu la liệt bánh trung thu. Và hẳn, ai cũng thích thưởng thức loại bánh đặc biệt này. Nhưng, bạn có biết rõ nguồn gốc của nó? Chúng ta hãy tìm hiểu một chút về lịch sử của nó.

Share social

TRUY TÌM NGUỒN GỐC BÁNH TRUNG THU

 

 

 

Lại một mùa trung thu nữa về, đường phố đã bắt đầu la liệt bánh trung thu. Và hẳn, ai cũng thích thưởng thức loại bánh đặc biệt này. Nhưng, bạn có biết rõ nguồn gốc của nó? Chúng ta hãy tìm hiểu một chút về lịch sử của nó.

 

Tết Trung thu xuất phát từ Trung Hoa và tồn tại trong văn hóa của một số quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Và chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc bánh trung thu từ quốc gia đông dân nhất thế giới này.

 

Truy tìm nguồn gốc bánh trung thu

 

Bánh trung thu thực chất có nhiều tên. Trước đây nó được gọi là bánh Hồ, bánh hoàng tộc hoặc bánh đoàn viên. Nó từ lâu được sử dụng trong một nghi thức đón mặt trăng. Lịch sử và văn hóa thay đổi, bánh trung thu dần trở thành một mặt hàng thực phẩm được bày bán rộng rãi để người ta mua, thưởng thức hoặc biếu nhau. Bánh trung thu cũng dần mất giá trị điển tích hay mang tính thi ca và dần trở nên “thực dụng” hơn.

 

Người ta tin rằng, bánh trung thu đầu tiên xuất hiện có liên quan đến Wen Zhong, một nho sĩ dạy học từ giai đoạn năm 1600 - 1046 trước Công nguyên. Ông sống ở tỉnh Chiết Giang và thường được vợ làm cho một loại bánh bột mỏng, bên trong có nhân ngọt tựa như bánh trung thu ngày nay để mang theo đi đường.

 

Vào thế kỷ thứ XX, Khi Zhang Qian triều đại nhà Hán đến thăm khu vực phía tây Trung Quốc, ông đã mang về hạt mè và quả óc chó, hai thứ đã trở thành thành phần phổ biến trong bánh ngày nay để cho thêm vào để làm nhân cho loại bánh này. Vì hạt mè và quả óc chó đều từ khu vực dân tộc thiểu số (còn gọi là "Hồ") nên người ta gọi đó là bánh Hồ. Loại bánh này xuất hiện trong đời sống người dân kéo dài cho đến triều đại nhà Đường (618-907 SCN). Tại thời điểm đó, có rất nhiều cửa hàng bán loại bánh này ở Trường An. Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Huyền Tông đã ăn thử một miếng bánh này và vô cùng ngạc nhiên trước hương vị của nó. Dương phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này liên quan đến trăng, dịch ra có nghĩa là bóng trăng. 

 

Truy tìm nguồn gốc bánh trung thu

 

Vào thời nhà Tống (960 - 1279 SCN), “bóng trăng" cũng được gọi là "bánh nhỏ" và mặc dù nhà thơ nổi tiếng Tô Đông Pha đã viết một bài thơ về "bánh nhỏ", trong dân gian vẫn gọi đó là bánh trung thu.

 

Vào đời nhà Minh (1368 - 1644 SCN) và nhà Thanh (1644 - 1911 SCN), cách làm bánh được cải tiến. Vỏ bánh theo đó trở nên tinh tế hơn, gần với chiếc bánh mà ngày nay chúng ta được thấy. Có vẻ như, khi một tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật thì khó có thể cải thiện nó thêm.

 

Truy tìm nguồn gốc bánh trung thu

 

Theo thời gian, bánh trung thu cũng đã phát triển và mang hương vị riêng dựa trên các loại thực phẩm của địa phương. Hiện nay ở Trung Quốc, có bánh trung thu Bắc Kinh, Tô Châu, Quảng Đông, Triều Châu, Tứ Xuyên. Bánh Bắc Kinh bánh có vỏ màu nâu giòn, trong khi bánh Tô Châu có nhiều lớp, lớp vỏ nhạt mỏng. Bánh Quảng Châu thì vỏ mềm dày. Trong khu vực người Hồi giáo, người dân còn sử dụng thịt bò cho bánh trung thu của họ. Tại Đài Loan, khoai lang thường được sử dụng khi làm nhân bánh.

 

Truy tìm nguồn gốc bánh trung thu

 

Bánh Tô Châu

 

Trong những năm gần đây, khi công nghệ được cải thiện, một số loại mới của bánh trung thu đã xuất hiện. Đó là bánh trung thu kem, không cần nướng mà chỉ cần đông lạnh, bên trong là nhân kem, bánh trung thu rau câu, bánh có nhân rau quả hoặc bánh trái cây, bánh cao cấp có nhân bào ngư, vi cá. Thêm vào đó là một số loại bánh có hình thù ngộ nghĩnh.

 

Truy tìm nguồn gốc bánh trung thu

 

Bánh trung thu kem

 

Truy tìm nguồn gốc bánh trung thu

 

Bánh hình chú lợn ỉn

 

Bao bì cho bánh trung thu cũng ngày càng sang trọng hơn. Có lúc, bao bì gần như là yếu tố cạnh tranh của các nhãn hàng chứ không phải là chất lượng bánh. Nhưng ngày nay, hai yếu tố này phải được coi trọng như nhau.

 

Ngoài ra, những quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines … có loại bánh trung thu của riêng họ, hoàn toàn không giống như bánh trung thu quen thuộc mà chúng ta thường thấy. Người Nhật có bánh của họ là Tsukimi Dango, Geppei; người Hàn có bánh Songpyeon, người Philippines có bánh Hopia.

 

Truy tìm nguồn gốc bánh trung thu

 

Bánh của người Hàn (trái) và người Philippines

 

Truy tìm nguồn gốc bánh trung thu

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan