Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

22:11 29/08/2021

Ngoài Việt Nam, Tết Trung thu cũng là lễ hội hội truyền thống lớn tại một số quốc gia Đông Nam và Đông Bắc Á. Tuy nhiên, hình thức đón Tết cũng như các món ăn đi kèm trong ngày này cũng có khác nhau ở mỗi nước.

Share social

Ngoài Việt Nam, Tết Trung thu cũng là lễ hội hội truyền thống lớn tại một số quốc gia Đông Nam và Đông Bắc Á. Tuy nhiên, hình thức đón Tết cũng như các món ăn đi kèm trong ngày này cũng có khác nhau ở mỗi nước.

 

Nhật Bản

 

Tết Trung Thu ở Nhật được gọi là Otsukimi – lễ ngắm trăng. Vào ngày này, người Nhật thường bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki rồi đặt mâm bánh ở bất cứ nơi nào có thể ngắm trăng rõ nhất để vừa ăn bánh, uống trà xanh, vừa ngắm trăng. Bánh Tsukimi Dango là loại bánh được làm từ bột gạo, tròn mềm, có nhân, thường được tạo hình giống như chú thỏ ngọc rất xinh.

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Bánh Trung Thu thỏ ngọc của người Nhật

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Ngoài ra, người Nhật còn có loại bánh này

 

Trung Quốc

 

Người Trung Quốc thường treo lồng đèn trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm rằm, người ta thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Tương tự người Việt, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo.

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Trung thu ở Trung Quốc luôn rực rỡ đèn lồng

 

Bánh Trung thu là món không thể thiếu

 

Hàn Quốc

 

Đây là một ngày lễ lớn ở xứ kim chi, còn được gọi là “ngày lễ tạ ơn” – Chuseok. Khi này, mọi người ở đây sẽ được tận hưởng một kỳ nghỉ ba ngày, họ sẽ trở về quê hương để thăm gia đình đồng thời tặng quà cho người thân, bạn bè. Người Hàn cũng ăn bánh trung thu nhưng bánh của họ được gọi là Songpyeon, được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt với màu sắc bắt mắt.

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Bánh trung thu của người Hàn rất lạ mắt

 

Singapore

 

Đối với người Singapore, Tết Trung Thu là một thời điểm tốt để nói lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp đến người thân, bạn bè, và các đối tác kinh doanh bằng cách gửi bánh trung thu. Khi trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng, người dân địa phương không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để thu hút khách du lịch trong dịp này. Họ trang trí con đường Orchard lộng lẫy để đón du khách từ khắp nơi trên thế giới.

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Trung thu là dịp để Singapore thu hút khách du lịch

 

Malaysia

 

Tết Trung Thu Malaysia được đánh dấu bằng lễ hội lồng đèn và lễ hội bánh trung thu bắt đầu từ ngày 19/9. Lễ hội văn hoá Malaysia này đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch và trở thành một biểu tượng cho nền hòa bình và sự thịnh vượng chung.

 

Đến Malaysia, bạn sẽ được thử những chiếc bánh trung thu độc đáo. Bánh trung thu của người Malaysia thường có hình dạng của những con sò biển, bông hoa, mặt trăng..., ngoài ra có có bánh dẻo lạnh với nhân và vỏ lạnh mang đến cảm giác hoàn toàn mới lạ cho người thưởng thức.

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Bánh trung thu độc đáo của người Malaysia

 

Thái Lan

 

Tại Thái Lan, Trung thu gắn liền với nghi thức cúng đào tiên, đón phúc lành. Vào ngày này, tất cả các thành viên trong gia đình, những người đàn ông và phụ nữ, trẻ và già, sau đó ngồi quanh bàn để làm “Lễ cầu trăng”. Phía trên bàn thờ sẽ đặt quả đào và bánh trung thu, bởi theo quan niệm của người Thái, khi làm như vậy bát tiên sẽ mang quả đào đó tới cung trăng để chúc thọ Quan âm, Quan âm cũng như các vị thần tiên khác sẽ chứng giám cho những lời ước nguyện của mọi người.

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Vào dịp Trung thu, ở Thái Lan, người ta cũng sẽ thả đèn trời

 

Campuchia

 

Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch, được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía…

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Mâm cỗ trung thu bình dị của người dân Campuchia

 

Việt Nam

 

Người Việt Nam xem Tết Trung thu là tết của trẻ em. Trung thu truyền thống ở Việt Nam luôn gắn liền với hoạt động múa lân, rước đèn. Trẻ nhỏ thì thích thú với nhiều loại đèn lồng: ông sao, cá chép, lồng đèn gà trống, chú bướm…, thậm chí một số nơi trẻ em còn tự làm đèn lồng bằng lon bia, lon sữa bò. Trong khi người lớn tụ tập thưởng trà, ăn bánh trung thu thì trẻ con tha hồ chơi đùa với những chiếc đèn lồng xinh đẹp, cùng nhau ca hát nhảy múa dưới ánh trăng. Ngày nay, cuộc sống hiện đại phần nào làm mai một đi những giá trị truyền thống của Tết trung thu cổ truyền. Tuy nhiên, trong ký ức của nhiều thế hệ người Việt, Trung thu đẹp nhất vẫn là trung thu của những ngày thơ bé, có rước đèn, múa lân, có ăn bánh nướng, bánh dẻo và chơi những trò chơi dân gian.

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Trung thu của người Việt gắn liền với chiếc đèn lồng

 

Vòng quanh châu Á ăn Tết Trung thu

 

Bánh trung thu là thức quà không thể thiếu

 

 

Vương Minh Thư

Theo Báo người tiêu dùng

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan