Xử lý khi trẻ nhỏ chửi thề

22:11 29/08/2021

Chửi thề, nói bậy trước hết không phải trẻ nhỏ cố ý. Trẻ nhỏ trong độ tuổi này chưa phân biệt được thế nào là nói bậy, chửi thề. Trẻ thường bắt chước những lời mà trẻ nghe được, đặc biệt là các từ mới lạ. Do đó khi cha mẹ thấy trẻ có hành vi này thì nên giữ thái độ bình tĩnh để tìm phương pháp xử lý.

Share social

Chửi thề, nói bậy trước hết không phải trẻ nhỏ cố ý. Trẻ nhỏ trong độ tuổi này chưa phân biệt được thế nào là nói bậy, chửi thề. Trẻ thường bắt chước những lời mà trẻ nghe được, đặc biệt là các từ mới lạ. Do đó khi cha mẹ thấy trẻ có hành vi này thì nên giữ thái độ bình tĩnh để tìm phương pháp xử lý.

 

Xử lý khi trẻ nhỏ chửi thề

 

1. Tìm hiểu nguyên nhân

 

Thay vì nổi nóng, quát mắng trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con nói tục để tìm cách uốn nắn. Hãy giúp trẻ hiểu rằng, người lớn chỉ yêu quý những đứa trẻ ngoan ngoãn, việc nói tục, chửi bậy là hành vi xúc phạm người khác.

 

2. Tránh phản ứng thái quá

 

Các ông bố bà mẹ tuyệt đối không được lờ đi khi nghe thấy trẻ nói tục, chửi bậy. Bên cạnh đó, cũng không nên phản ứng thái quá bởi khi trẻ nói tục, chửi bậy là lúc trẻ không kiểm soát được bản thân. Nếu quát mắng hay trừng phạt trẻ quá nặng sẽ gây tác dụng ngược lại và trẻ không hiểu được mình sai chỗ nào và sửa ra sao.

 

Xử lý khi trẻ nhỏ chửi thề

 

Thay vào đó, bố mẹ cần tỏ rõ thái độ là không muốn con tiếp tục nói những câu như vậy, đồng thời nhắc nhở trẻ nếu còn tiếp tục nói tục chửi bậy sẽ bị phạt…

 

3.  Xem lại cách giao tiếp của các thành viên trong gia đình.

 

Các thành viên lớn tuổi trong gia đình cần kiểm tra lại cách giao tiếp. Người lớn phải làm gương cho trẻ. Nếu trong gia đình có người lớn vô tình sử dụng những ngôn từ không hay trước mặt trẻ, trẻ sẽ ghi nhớ và bắt chước bằng cách lặp lại. Vậy nếu trong gia đình có thành viên nào nói bậy, nói tục, chửi bậy trước mặt trẻ thì việc đầu tiên là phải yêu cầu thành viên đó thay đổi.

 

Những môi trường giao tiếp xung quanh bé ngoài gia đình, bạn cần phải lưu ý đến bạn bè của trẻ, những người mà bé hay tiếp xúc. Bên cạnh đó, khi cha mẹ cho trẻ xem các chương trình tivi, cha mẹ nên chọn lọc chương trình, đặc biệt những chương trình không phù hợp với độ tuổi của trẻ và có những ngôn ngữ chưa chuẩn mực.

 

4.  Hãy hỏi trẻ để biết nguyên nhân và giải thích cho trẻ

 

Thay vì nóng giận, mắng trẻ, cha mẹ hãy bình tĩnh hỏi trẻ xem: “Con đã nghe ở đâu câu chửi thề đó?”, “Nếu con nói như thế là mẹ không vui?”... Hãy giải thích đơn giản cho trẻ hiểu những từ nói bậy đó là không nên sử dụng. Hãy kiên nhẫn để trẻ hiểu rằng nói tục không phải cách cư xử tốt đẹp nên không được mọi người yêu quý.

 

5.  Thực hiện biện pháp “phạt”

 

Nếu trẻ tiếp tục hành vi này, vẫn nói bậy, cố tình phớt lờ yêu cầu của cha mẹ, khi đó cha mẹ nên đưa ra nguyên tắc phạt trẻ, nếu trẻ còn tiếp tục nói bậy. Hình phạt hiệu quả nhất không phải là việc đánh đòn trẻ. Cha mẹ có thể sử dụng phương pháp như: “nhốt” đồ chơi của trẻ thích trong một thời gian nhất định, rút lại một món quà đã hứa mua cho trẻ, … Trong quá trình lớn khôn và học giao tiếp, trẻ khó tránh khỏi việc nói bậy. Tuy nhiên, cha mẹ cần quan tâm thường xuyên để phát hiện sớm và giúp trẻ loại bỏ chúng.

 

Xử lý khi trẻ nhỏ chửi thề

 

Bố mẹ cũng cần có những biện pháp dạy dỗ và chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách, đồng thời quan tâm bé nhiều hơn, giúp bé tránh rơi vào các trạng thái tinh thần tiêu cực mà phải thốt ra những lời lẽ không hay.

 

Tác giả: Võ Huỳnh Như

Theo Người tiêu dùng

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan